Tất cả những vẻ linh động và cách sống phong phú đó đã bị
Socrate dang tay tàn phá. Euripide đã chung sức với Socrate
trong hành động phản nhân đạo này, vì cả hai cùng chủ trương
rằng chỉ có lý trí là đáng quý: “Euripide (nhà soạn kịch mới) đã
đưa ra tôn chỉ này: “Tất cả mọi sự đều phải hợp lý thì mới đẹp”.
Câu này chỉ nói lên tư tưởng nền tảng của thuyết Socrate là: Chỉ
người trí thức là người quân tử. Dưới mắt Nietzsche, Socrate là
điển hình của con người lý thuyết (homme théorique), và triết học
của Socrate chỉ là một bộ máy vô hồn điều hành một mớ những
quan niệm. Kết luận, Nietzsche đã không ngần ngại quyết rằng:
“Nếu nghệ thuật mới của Euripide đã giết chết nghệ thuật nguyên
thủy thì kẻ sát nhân đó chính là thuyết luân lý của Socrate”.
Sự căm thù của Nietzsche đối với triết học Socrate mà ông gọi
là duy niệm, còn bộc lộ trong mấy trang sấm sét của cuốn La
naissallce de la philosophie (Sự phát sinh của triết học). Ông thóa
mạ thuyết duy niệm muốn lấy tư tưởng trừu tượng để thay thế
cho sinh hoạt dào dạt của trường đời. Đây ông nhắm Pamlénide
và Platon để công phá: “Họ đã khai trừ giác quan khỏi công việc
tri thức trừu tượng; họ dành công việc đó cho một mình lý trí; kết
cục họ coi giác quan và lý trí như hai lãnh vực biệt lập mà họ gọi
là “xác” và “hồn”: Do sự phân chia này, các triết gia đó và nhất là
Platon đã làm hỏng công việc tri thức. Thái độ này của họ là tai vạ
đè nặng trên lịch sử triết học”. Triết lý trừu tượng là triết lý vô hồn
và vô vị. Nietzsche đã mô tả nó như sau: “Đó là một tư tưởng
không hương vị, không màu sắc, vô hồn và vô hình, không có
một giọt sinh lực, không một tâm tình đạo hạnh, hoàn toàn như
một ký hiệu trừu tượng.
Và trong tác phẩm cuối đời ông, cuốn La volonté de puissance
(Ý chí hùng cường), Nietzsche vẫn chưa tha Socrate. Rải rác
trong các trang sách, chúng ta vẫn thấy Nietzsche gọi Socrate là