TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 105

động, uyển chuyển: Uyển chuyển vì vạn vật cũng uyển chuyển và
biến dịch không ngừng. Cho nên tri thức thực thụ nhất phải là tri
thức gắn liền với thực tế, lấy thực tại làm thước đo chân lý, chớ
không lấy những “chân lý trừu tượng” để ru ngủ và làm cho con
người xa lìa cuộc sinh hoạt muôn màu của trường đời.

Theo Nietzsche, một triết học xứng danh là triết học phải có

đủ cả hai chất Dionysos và Apollon, sinh hoạt đậm đà và nhận
định đích xác, và trong hai tính chất đó, chất Dionysos phải giữ
vai trò uyên nguyên và trọng yếu.

Kierkegaard cho cái hợp lý là cái tầm thường của đám dân bị

trói buộc trong vòng cương tỏa: Triết gia hiện sinh trung thực là
người vượt lên trên những ràng buộc của luân lý duy lý, để vãn
hồi nhân vị độc đáo của mình. Đây Nietzsche đi xa hơn: Ông cho
cái hợp lý là cái trừu tượng và lạnh lùng như xác chết, nên vô bổ
cho cuộc hiện sinh. Chính trong viễn tượng này, Nietzsche đã
xứng danh là ông tổ của hiện sinh.

B. Nietzsche phê bình nền luân lý cổ truyền.

Công việc phê bình thuyết duy niệm đã chỉ chiếm một phần

nhỏ trong sự nghiệp của Nietzsche, phần trọng yếu hơn chính là
phần ông phê bình các giá trị luân lý cổ truyền hòng đưa ra một
bảng giá trị mới về con người hùng của ông.

Trọng tâm phê bình: Nietzsche chia cách sống của nhân loại

làm hai, cách sống của người chủ ông và cách sống của người
nô lệ. Để nhập đề, chúng tôi xin lược dịch đoạn sau đây của cuốn
Par delà le Bien et le Mal (Vượt qua cái Thiện và cái Ác), một
cuốn sách nhằm giải nghĩa tại sao người ta lại gọi điều này là
Thiện điều kia là Ác:

“Trải qua tất cả các nền luân lý thanh nhã hoặc thô tục đã hay

còn đang thống trị thế giới, tôi nhận thấy một ít nét căn bản. Tôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.