TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 107

Tóm lại, theo luân lý nô lệ, thì “người xấu”, “người ác” là người

làm cho kẻ khác kinh sợ, trái lại, theo luân lý chủ ông, thì “người
tốt” là người được kẻ khác kính sợ và làm cho bọn lê dân kinh
khiếp, còn “người xấu” là người đáng “khinh bỉ”.

Nguyên những dòng trên đây cũng đủ vạch cho ta thấy

Nietzsche muốn đi tới đâu. Một khi đã coi tất cả những gì cường
bạo và tự quyết là đặc điểm của luân lý chủ ông, tức luân lý
người hùng, nhất định chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy ông
coi dân La Mã là tượng trưng cho tinh thần nô lệ. Trong cuộc đọ
sức đó giữa nền luân lý người hùng và luân lý người bị trị, ai đã
thắng và ai đã bại? Nietzsche trả lời. “Dân La Mã và một nửa loài
người trên thế giới đã phủ phục được những giá trị Do Thái”.
Nghĩa là Đế quốc La Mã hùng cường và chiến thắng đã chấp
nhận những giá trị luân lý của một dân hèn kém và bị trị, tức dân
Do Thái. Nietzsche coi việc dân Tây phương, nhất là dân La Mã,
theo đạo Ki-tô là khúc ngoặt của lịch sử, chấm hết thời kỳ của
những người hùng. Cho nên, ngày nay ai muốn phục hồi tinh thần
anh dũng và ngang tàng của người Hy Lạp, tất cần phải gột rửa
nhận loại cho sạch hết mọi vết tích của luân lý kia.

Tại sao Nietzsche căm thù các tôn giáo, nhất là Do Thái giáo,

Ki-tô giáo và Phật giáo? Thưa vì ông nghĩ rằng tôn giáo là sản
phẩm của những kẻ bệnh tật, hèn yếu; những kẻ này không thể
hưởng được những giá trị đích thực của đời này, nên mới tạo ra
những giá trị của đời sau. Giọng nói của Nietzsche thực là hằn
học. Ta thử nghe một đoạn:

“Đau khổ và bất lực: Đó là căn nguyên đã sinh ra những “đời

sau”. Đó là hạnh phúc của con người đau khổ quá.

Sự mệt nhọc muốn nhảy một cái đến tận cùng: Chính sự mệt

nhọc này đã tạo nên các thần linh và các thiên đàng đời sau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.