Chính những kẻ bệnh tật và những kẻ ốm yếu đã khinh chê
thân xác và trái đất này; họ đã tạo ra những sự trên trời...”.
Ainsi parlait Zarathoustla (Zarathoustra đã nói thế) là một
trong những tác phẩm nòng cốt của Nietzsche: Nietzsche dùng
miệng Zarathoustra để mặc khai những chân lý mới của luân lý
người hùng. Zarathoustra là vị thánh hiền thuộc dòng máu Arya,
đã sống trên đất Ba Tư (Perse) hồi thế kỷ VI trước Tây lịch; ông
đã giảng một thứ đạo gần giống với đạo Bà-la-môn của ấn Độ.
Sở dĩ Nietzsche muốn dùng miệng Zarathoustra để dạy tôn giáo
người hùng của ông, vì Nietzsche cũng tự xưng là dòng giống
Arya; và ông nghĩ rằng chỉ dòng giống Arya là cao thượng và
hùng tráng.
Chưa đến lúc chúng tôi phê bình Nietzsche, và muốn phê bình
đúng đắn, trước phải trình bày đích xác đã. Vậy điều mà
Nietzsche chỉ trích gay gắt nhất nơi những người con đạo là họ
sống ở đời như người ngồi chờ chết, không hành động chi hết, và
còn tránh tất cả mọi hành động khả dĩ phát triển con người của
họ. Nietzsche thường hỏi họ sống như thế làm chi? Và ông đã
chế nhạo cái mầm đạo đức tiêu cực của họ bằng một câu mỉa
mai “Thực ra, nhiều khi tôi đã phải phì cười khi thấy bọn bệnh tật
kia: Họ nghĩ họ tốt lành chỉ vì chân tay họ bất toại”.
Quay đi quẩn lại, Nietzsche vẫn chỉ trích các tôn giáo và các
nền luân lý cổ truyền về tội miệt thị những giá trị hiện sinh; không
những không khuyến khích con người phát triển những khả năng
của mình, các tôn giáo và luân lý cổ truyền còn gieo kinh hãi và
bạc nhược vào tâm hồn con đạo, làm họ sống mà như bị tê liệt
bởi định mệnh. Nietzsche cho rằng các nền luân lý cổ truyền
không nhắm những giá trị hiện sinh, nghĩa là không nhắm phát
triển những đức tính của con người tại thế, nhưng chỉ nhắm phát
triển những đức tính có mục đích chê chối và ghét bỏ cuộc hiện