TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 109

sinh. Tóm lại các tôn giáo cũng như nền luân lý cổ truyền mắc
vào tội “yếm thế” không biết chân nhận những giá trị của cuộc
sống hiện nay tức cuộc sống tại thế; đối với những người “yếm
thế” đó, Nietzsche bảo rằng thà họ đừng sống nữa vì sống để
chờ chết như thế là sống thừa.

“Tôi muốn nói một lời với những người khinh chê thân xác: Họ

không cần thay đổi lời giảng dạy, nhưng họ nên từ biệt thân xác
họ, và như vậy họ trở thành câm”.

Đứa trẻ nhỏ nói: “Tôi là xác và hồn”. Tại sao người ta không

nói như các trẻ?.

Tôi là xác và hồn: Lần đầu tiên người ta được nghe những

câu như thế. Hơn nữa, Nietzsche đã viết trên đây rằng: “Tôi chỉ là
thân xác mà thôi”, câu này dẫn chúng ta tới những quan niệm về
tư thân (corps propre) của Marcel và Merleau Ponty khi hai triết
gia này viết: “Tôi là xác tôi”.

Vì tha thiết với hiện sinh và muốn người đời truy nhận những

giá trị vô song của cuộc đời, vì muốn dạy người, vì nghĩ rằng triết
duy niệm và các tôn giáo đã mắc tội phóng thể con người, làm
con người phủ nhận một cách vô lý tất cả những giá trị cao quý
của cuộc hiện sinh để thu hình vào trong một thế thụ động, cho
nên Nietzsche mới văng ra những lời thóa mạ hằn học như thế.

Trong lời lẽ của Nietzsche, những học giả say mê Nietzsche

nhất như Andler cũng phải nhận rằng có rất nhiều chỗ thái quá và
bất công, nhiều ý tưởng hay chen lẫn với những mầm mống tàn
ác và vô nhân đạo.

II. NIETZSCHE XÂY DỰNG TRIẾT NGƯỜI HÙNG

Chúng tôi đã trình bày phần tiêu cực của triết học Nietzsche,

chúng ta đã xem Nietzsche phê bình những giá trị tri thức và luân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.