TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 114

ảnh sống của người nô lệ sống nơi lưu đày, sống không ý vị vì
không có chủ đích và dự tính; họ sống như thể sống giúp ai.
Chính vì muốn lay tỉnh con người thời đại, Nietzsche đã rao giảng
lý tưởng con người hùng. Con người hùng là con người tự chủ,
con người có ý chí hùng cường. Đi sâu vào các tác phẩm của
Nietzsche, người ta thấy ý chí hùng cường được biểu lộ qua mấy
nét nầy:

a) Ý chí hùng cường là ý chí tự quyết.

Nietzsche coi đời sống xã hội là mồ chôn người hùng; xã hội

là làn nước vô tình, lúc nào cũng muốn dìm chết kẻ hiền tài:
Người hiền tài là một thách đố và là một mũi giày giẫm lên trên lũ
đông, nên lũ đông vừa kính vừa thâm thù kẻ anh hùng. Thấy
mình bất lực, không làm được như vị anh hùng, những kẻ tinh
khôn hơn trong bọn lê dân sẽ lập ra một trật tự mới với những giá
trị luân lý mới để dạy người ta khinh chê những điều mà chúng
không đạt được. Cho nên người hùng không nên quan tâm đến
những lời phê bình và đánh giá của bọn người phàm phu; người
tự chủ không sinh ra để tái bản cuộc đời theo những khuôn mẫu
người thông thường, tức người “lương thiện của bọn lê dân”.
Người tự chủ phải tự tìm ra lối đi, và quyết tâm dấn thân vào lối đi
đầy nguy hiểm và đầy vinh quang đó: “Người cao thượng là
người đã ý thức và tin tưởng đinh ninh rằng mình có quyền nhận
định, có quyền đặt ra những giá trị mà không cần được ai chấp
nhận hết. Cái gì họ nghĩ là có hại, thì đó là cái hại, cái gì họ nghĩ
là danh dự, thì đó là danh dự: Người tự chủ là kẻ sáng tạo ra
những giá trị (créateur de valeurs). Đó là luân lý của người tự
chủ, một luân lý nêu cao vinh dự của con người.

“Người hùng không lấy làm vinh dự khi thấy người ta cũng

nghĩ như mình; trái lại ông thấy thất thể diện vì người khác cũng
đồng ý với mình, vì như thế là mình chẳng hơn họ chi. Người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.