muốn ăn nói ngoài công viên, bọn phàm dân sẽ háy mắt như có ý
bảo các bạn rằng “Chúng mình bình đẳng”.
“Ta không muốn bình đẳng với bọn phàm dân. Này những
người cao thượng, các bạn phải tránh xa những công viên”.
Người hùng không bè bạn với quần chúng. Người hùng không
cần đếm xỉa lời khen chê của quần chúng: Còn kiêng nể lời khen
chê của dư luận là còn đặt mình làm nô lệ quần chúng, như vậy
là hèn hơn bọn lê dân tầm thường. Theo Nietzsche quần chúng
tuy đông về số, những không có ai là người hết; họ chỉ toàn là
những cái bóng vật vờ, bảo ngược cũng gật, bảo xuôi cũng ừ. Vì
thế Nietzsche đã viết: “ở ngoài công trường, Ta nói với hết mọi
người, mà kỳ thực không nói với người nào hết”. Quần chúng chỉ
là cái miệng để hoan hô và đả đảo: Những tay lãnh đạo bảo hoan
hô thì quần chúng hoan hô, bảo đả đảo thì quần chúng lại đả đảo
ngay. Quần chúng thực là một cái máy khổng lồ và vô hồn. Ai
muốn sống như quần chúng, người đó sẽ hỏng mất cuộc hiện
sinh của mình. Sống như mọi người là sống tầm thường, chưa
biết sử dụng tự do và nhân vị của mình.
Vậy phải dám tư tưởng lấy, suy nghĩ lấy, và phải biết hãnh
diện vì thấy mình cô đơn trong nẻo tư tưởng đó. Nietzsche
thường coi cô đơn là đức người quân tử, cô đơn tách ta ra khỏi
chỗ tầm thường của quần chúng: “Người quân tử phải nắm chặt
bốn nhân đức: Can đảm, nhìn sâu, thiện cảm và cô đơn. Ta coi cô
đơn là một nhân đức đưa ta tới chỗ cao thượng và làm cho ta
thấy mình cần cao khiết. Tất cả những thông cảm với quần chúng
đều có thể làm chúng ta trở nên tầm thường như quần chúng”.
Qua những dòng trên đây, chúng ta đã thấy hình ảnh người
hùng của Nietzsche như thế nào rồi. Để tỏ rõ thêm những nét đó