sống để nhân đức của anh em làm cho trái đất có ý nghĩa, nghĩa
nhân bản”.
“Tự nay, nhân đức và tinh thần của anh em chỉ phụng sự ý
nghĩa của trái đất thôi: Nhờ đó, tất cả mọi sự sẽ có một giá trị
mới. Tôi cậy vào anh em, anh em phải là những vị sáng tạo”.
Nietzsche luôn luôn nói đến “ý nghĩa của trái đất” tức ý nghĩa
cuộc hiện sinh. Ông hô hào những phần tử giác ngộ phải giúp
ông tái lập nền luân lý hiện sinh và lý tưởng sinh hoạt như vũ bão,
lấy trần gian này làm nơi phát triển những nghị lực và những dự
tính cao cả nhất của nhân vị con người. Trong một trang của
cuốn sách hay nhất của ông, Nietzsche phàn nàn: “Trong những
ngỏ hẻm tối tăm, bọn nhu nhược và bệnh tật dạy người đời rằng:
“Khôn ngoan làm chi cho nhọc xác? Thôi! Cứ sống yên hàn là
hơn cả, sống nho nhỏ, đừng nuôi dưỡng hoài bão lớn lao làm
chi”. Trời ơi, tâm trí chúng như một chiếc bao tử ốm yếu, nên
chúng chỉ biết khuyên người ta chờ chết. Thực ra khôn ngoan và
tri thức là nguồn vui sướng lớn nhất cho những ai có chí khí như
sư tử. Anh em ơi, ý chí sẽ giải phóng chúng ta: Chính ý thức là
sức sáng tạo. Anh em phải học sáng tạo đi”.
Đối với Nietzsche, cuộc hiện sinh này là giá trị duy nhất của
đời người: Hỏng mất cuộc đời, là hỏng tất cả.
Phản đối mặc, và lên án cũng mặc, người siêu nhân cứ đi con
đường mình, cứ sáng tạo, cứ dám nghĩ như chưa từng ai nghĩ.
Mặc cho ai khuyến khích những giá trị viễn vông, mặc cho ai sống
để chờ chết, người siêu nhân quyết phát triển những giá trị hiện
sinh: Người siêu nhân ý thức một cách đau đớn rằng con người
là một cái gì phải vượt qua, vượt qua và vượt lên mãi. Tất cả nghị
lực của người siêu nhân đổ dồn vào cuộc hiện sinh, cần “làm cho