TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 121

cuộc hiện sinh có một ý nghĩa” và đó là “ý nghĩa của trái đất” mà
Nietzsche luôn miệng nhắc đến.

b) Con người siêu nhân là con người đã tự giác.

Hình như Nietzsche đón chào thế hệ người siêu nhân như

một thế hệ huy hoàng của nhân loại: Người siêu nhân là người tự
trong quần chúng bước ra, nhưng là người phải giẫm lên trên
quần chúng. Theo nghĩa đen: Siêu nhân là vượt lên đầu con
người thường. Người siêu nhân là người biết mình không còn bị
trói buộc bởi một hạn chế nào nữa. Đó là con người đã tự giác và
đã được giải thoát. Người siêu nhân không nhắm mắt tin theo
những lời truyền dạy của luân lý nữa, nhưng luôn luôn xét lại xem
có hợp lý và có sức phát triển hiện sinh chăng. Khi người ta sống
nhắm mắt theo luân lý cổ truyền, người ta không thấy cần phải
suy nghĩ chi, hễ thấy kẻ khác làm thì mình cũng làm; nhưng một
khi đã tự giác, đã tự nhận trách nhiệm làm ánh sáng soi lấy
đường mình đi, người ta phải tỉnh trí luôn, suy nghĩ luôn, đo đắn
luôn.

Đó là hình ảnh cao quý nhất của con người tự giác và tự chủ.

Người siêu nhân không thể là người liều lĩnh. Chính những kẻ

tầm thường mới là kẻ liều lĩnh, vì bọn này sống nhắm mắt theo
những thể lệ mà chính chúng không hiểu chi. Bọn chúng sống
như đàn cừu. Sống cho qua cái đời, cho uổng cuộc đời. Con
người siêu nhân là con người ý thức, là con người hiện sinh và là
con người đã giác ngộ; giác ngộ rằng không cảnh nô lệ nào nhục
nhã bằng nô lệ tinh thần.

Nietzsche đã để lại những nét rất ngang tàng về đức tự giác

của người siêu nhân. Chẳng những người tự giác phải phê bình
và nhận xét kỹ càng về nền luân lý cổ tuyền, người siêu nhân còn
phải tỏ ra hoàn toàn tự chủ với chính ông thầy dạy của mình nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.