thầy. Ông thầy nào biết dạy môn sinh như thế thực đáng gọi là
ông thầy cao cả, ông thầy dạy ta làm người, chớ không dạy ta
làm học sinh suốt đời.
Sau cùng, khi nói về người siêu nhân, Nietzsche chỉ cho ta
thấy đó là loại người đã hoàn toàn giải thoát, đã hoàn toàn tự chủ
và tự chủ trong tinh thần sáng suốt và hiên ngang. Người ta có
cảm tưởng như nghe Nietzsche tuyên phong người siêu nhân lên
bậc thần thánh. Xin đọc hai đoạn văn sau đây: Hỡi những người
siêu nhân, hãy làm như luồng gió mạnh thổi ngang sườn núi: Gió
kia bay nhảy nhẹ nhàng biết bao! Làn nước sông và biển rùng
mình khi gió đi qua.
“Hồn ta ơi, ta đã giải thoát mi khỏi những xó xỉnh, khỏi những
cát bụi và khỏi những màng nhện, khỏi cảnh nửa sáng nửa tối”.
“Hồn ta ơi, ta đã cho mi có quyền nói “Không” như vũ bão, và
nói “Ừ” như vẻ mặt của trời thanh rộng mở: Bây giờ mi an định
như ánh sáng, và mi đã bước qua tất cả những sóng gió của phủ
nhận”.
“Hồn ta ơi, ta đã trả mi tất cả tự do về cái đã được tạo thành
và cái chưa được tạo thành. Có ai khoái trá nhìn tương lai như
mi?”
“Hồn ta ơi, ta đã cất đi khỏi mi tất cả những gì là vâng phục, là
quỳ gối, là nô lệ. Từ nay mi sẽ có tên là “Hết khốn khổ” và “Hết
định mệnh”.
“Hồn ta ơi, ta đã cho mi tất cả, cả những gì là quý hóa nhất
của ta; mi hãy hát lên, vì ca hát là hồng ân cuối cùng ta tặng mi”.
Qua mấy trang trên đây, chúng ta thấy người siêu nhân là con
người đã thực sự vươn tới mức hiện sinh tự do và tự chủ. Con
người siêu nhân là con người sáng suốt để luôn luôn ý thức về