Trước hết, nói về ông thầy, Nietzsche bảo chúng ta nên coi
ông thầy là một “tai hại cần thiết” (un mal nécesaire). Chúng ta
cần phải có thầy dạy bảo, nhưng ông thầy thường là một tai hại,
một trở ngại cho sự tiến triển của người tự do: Ông thầy là một
giá trị ta thường không dám vượt qua. Chính đó là tai hại: Có
người học đỗ đủ các thứ bằng cấp đại học rồi, thế mà tinh thần
vẫn chưa trưởng thành, vẫn không dám có ý nghĩ riêng, không
dám nghĩ trái lại và nghĩ khác các ông thầy đã dạy mình: Suốt
đời, họ chỉ là những tên học trò “ngoan ngoãn”, mặc dầu họ chễm
chệ ngồi ghế giáo sư. Đó là những con người chưa biết tránh cái
hại của ông thầy; đó là những người cần nghe Nietzsche cảnh
tỉnh. Tuy Zarathoustra là vị thánh hiền đã mang lại cho ông một
triết lý táo bạo và giải thoát, tuy triết lý đó dạy ông khinh đời và
khinh tất cả các tập tục, nhưng sau này Zarathoustra đã thẳng
thắn bảo ông phải tỏ mình độc lập đối với chính cả Zarathoustra:
“Này chư đệ, ta đi đây. Các chư đệ cũng lên đường đi? Ta
muốn chư đệ lên đường một mình. Thực đấy, ta khuyên nhủ chư
đệ điều sau hết này: Chư đệ phải xa ta, phải chống lại ta. Hơn
nữa, chư đệ phải xấu hổ vì ta; biết đâu ta đã chẳng là một chàng
bịp bợm?”
“Con người đi tìm chân lý cần phải biết yêu các thù địch của
mình, và cũng phải biết ghét những bạn thân của mình nữa”.
“Khi người nào muốn cả đời chỉ là học trò, thì người đó rất ít
biết ơn ông thầy. Còn chư đệ, chư đệ còn do dự chi nữa mà
không xé mũ miện của ta ra? Ừ, chư đệ bảo tôn kính ta, những
sự tôn kính đó ăn thua gì? Hãy coi chừng đừng để thần tượng đè
chết nghe!”.
Sử xanh không ngớt cảm phục những lời trên đây của
Nietzsche: Dạy làm người là dạy phải vượt qua và vượt trên ông