Husserl thường nói đến ba thứ: Giảm trừ triết học (réduction
philosophique) buộc ta xét lại tất cả những học thuyết của tiền
nhân; giảm trừ yếu tính (réduction éidétique) giúp ta tạm đặt thế
giới hiện hữu vào trong ngoặc đơn, để chỉ nhắm nó như một hiện
trong; - và sau hết là giảm trừ hiện tượng học, nhờ đó ý thức
được gỡ ra khỏi tất cả những gì không phải là ý thức thuần túy:
Khi đó ý thức có thể thấy hết mọi sự, vì mọi sự đều đã trở thành
đối tượng.
a) Giảm trừ triết học.
Husserl thường không mất giờ dừng lại nơi giảm trừ này.
Descartes cũng đã đạt được mức đó. Trong văn nghệ cũng như
trong tư tưởng, đây là bước tiến đầu tiên: Chúng ta phải tránh
những con đường mòn; phải đặt lại tất cả mọi vấn đề. Không nên
cho sự thực nào là hiển nhiên, trừ khi chúng ta chứng nghiệm
rằng nó hiển nhiên thực. Đừng cho vẻ đẹp nào là tuyệt đối hết:
Chấp nhận một tuyệt đối trong ngành tư tưởng và văn nghệ là tự
cấm mình đi sâu thêm; nên ai càng nô lệ vào cổ nhân, càng
chóng thấy mình bế tắc, viết toàn bằng giấy lộn và vẽ toàn bằng
những màu pha sẵn.
b) Giảm trừ yếu tính.
Nên nhớ phương pháp của Husserl khác hẳn Descartes.
Descartes đã hoài nghi không có thế giới, rồi sau đó ông dùng
suy tưởng để kết luận phải có thế giới. Ngay câu chủ đề của
Descartes, “Tôi suy tưởng, vậy tôi có đây” đã bị Husserl phê bình
khá nặng lời: Theo Husserl, câu nói của Descartes không hiển
nhiên, và trong khi hoài nghi tất cả, Descartes đã ưu tiên cho hiện
hữu của bản thể ông. Vẫn theo Husserl, thì chỉ có câu này mới
thực là hoàn toàn hiển nhiên: “Tôi suy tưởng, vậy tôi có suy
tưởng một cái gì”. Cho nên Husserl coi giảm trừ triết học chỉ là cái