TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 145

nhiên để dần dần đưa ta tới giảm trừ hiện tượng học là chủ đích
duy nhất của chúng ta. Ngay tự sau giảm trừ yếu tính, thế giới
thiên nhiên đã mất tính cách tuyệt đối. Tự đây, ý thức đã dành lại
một phần quyền ăn nói với thế giới; chúng ta dần dần nhận ra
rằng: Thế giới không phải là một tuyệt đối, nhưng chỉ là cái tôi đã
thấy (erlebnis; cogitatum) - Đàng khác, cái thấy đó là cái tôi nhận
thức được một cách trực tiếp và hiển nhiên: Cũng vì thế, theo
Husserl; giảm trừ yếu tính cho phép ta đạt tới những hiển nhiên
căn bản nhất. Tại sao thế? Thưa, vì như chúng ta vừa thấy trên
đây: Đối với Husserl, hiển nhiên căn bản số một là “Tôi ý thức,
vậy tôi có ý thức cái gì”. Nay đối tượng không còn là một sự vật
vật chất của thiên nhiên nữa, nhưng là cái mà tôi ý thức đó
(eidos), cho nên tính chất tinh thần của đối tượng làm cho nó trực
tiếp hoàn toàn với ý thức.

Giảm trừ yếu tính rút ra khỏi thiên nhiên, đồng thời đưa ta vào

trong thế giới tâm linh là thế giới của những gặp gỡ trực tiếp giữa
ý thức và đối tượng. Và đó cũng là một bước đưa ta đến những
hiển nhiên, vì không nên quên rằng Husserl vẫn coi hiện tượng
học là một khoa học đích xác.

Chúng ta có thể kết thúc mấy dòng dành cho giảm trừ yếu tính

bằng câu sau đây của một tác giả: “Tính chất tuyệt đối của một
hữu thể thường được tính theo tính chất hiển nhiên của nó đối
với ý thức, cho nên ta chỉ gặp những hữu thể tuyệt đối trong
phạm vi nội giới của ý thức”.

c) Giảm trừ hiện tượng học.

Nói một cách vắn tắt, hiện tượng học là khoa nghiên cứu về

thế giới xét như nó là những hiện tượng (theo nghĩa Husserl mà
chúng ta đã thấy trên đây). Giảm trừ hiện tượng học có chủ đích
làm cho thế giới chỉ còn là một hiện tượng cho ý thức thôi: Khi đó,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.