Như vậy, họ hiện diện thường xuyên với nhau; với những bức
thư, với những tin nhắn người đi lại, mối tình bị không gian chia
rẽ đó, chẳng những không nhạt đi, mà thường khi còn tăng gia
gấp bội. Cho hay, mọi sự tại thái độ của ta: Tha nhân ở ngay
trước mắt ta, mà ta không gặp.
Tất cả những giao tiếp không xây trên đối thoại và gặp gỡ đều
là những giao tiếp thiếu nhân vị, thiếu nhân đạo, vì chưa coi tha
nhân là người như mình. Nhất là khi người ta lấy những chữ thật
đẹp để che đậy cách xử sự độc thoại và độc đoán của mình, thì
lại càng mỉa mai biết mấy!
b) Yêu mến.
Gặp gỡ là gặp nhau rồi. Nói “nhau với nhau” là nói xử sự một
cách đúng nhân đạo: “Nhân giả nhân dã” (Trung dung). Tuy nhiên
đó mới chỉ là điều kiện sơ đẳng của mối giao tiếp giữa người và
người. Tiến lên bậc cao hơn, Marcel trỏ cho ta thấy tình yêu, và
điều kiện là cầu khẩn. Trong sự gặp gỡ, tôi mới chỉ chờ đợi câu
trả lời của tha nhân thôi. Chờ đợi cũng đã là đề cao tha nhân lắm
rồi, vì khi chờ đợi, tôi truy nhận quyền của tha nhân muốn trả lời
thế nào mặc ý, muốn trả lời hay không tùy lòng. Nhưng với “cầu
khẩn”, tôi không những chờ đợi, mà còn nói lên sự tùy thuộc của
tôi vào tha nhân: đôi mắt van nài của tôi, thái độ cầu xin của tôi
làm tha nhân sống những giờ phút xao xuyến nhất. Tha nhân xao
xuyến, vì biết sự quyết định và câu trả lời của tha nhân vô cùng
quan trọng đối với tôi. Tất nhiên tất cả mọi giao tiếp nhân vị đều
có tính chất đồng tình với nhau. Tôi cầu khẩn tha nhân, tha nhân
cũng cầu khẩn tôi. “Trước hết cần phải nhớ rằng phải có sự cầu
khẩn lẫn nhau (invocation mutuelle). Thành thử những người quá
tự tôn tự đại, cho mình tự đủ cho mình, thì không bao giờ biết đến
sức thần diệu của cầu khẩn: những người này không bao giờ tiến
triển vì họ không bao giờ đối thoại; mà đã không đối thoại, thì làm