giáo. Theo Ricoeur, Marcel đã gặp Thượng đế ở hai lãnh vực căn
bản triết học ông: Huyền nhiệm của hữu thể và huyền nhiệm của
tình yêu.
a) Huyền nhiệm hữu thể (Mystère de l’être).
“Mấy hôm nay, tôi đột nhiên tìm thấy kiểu nói “huyền nhiệm
hiện hữu” để thay cho kiểu nói “vấn đề hiện hữu”. Nhận định như
thế tôi thấy như đón nhận được một luồng ánh sáng mới”. Sao lại
huyền nhiệm mà không phải vấn đề hiện hữu? Đó là tất cả hướng
đi của triết học Marcel: Vấn đề nhắm những sự vật mà chúng ta
có thể xác định và bao quát hoàn toàn; huyền nhiệm là thực tại
mà chúng ta không thể bao quát và lãnh hội được. Chúng ta
không thể bao quát hiện hữu, nên hiện hữu bao trùm lấy ta: Ta
sống trong hiện hữu, như thành phần của hiện hữu; ta thông
phần vào hiện hữu. Nhiều lần Marcel đã gọi triết học của ông là
“triết học mở rộng để đón chào tiếng nói của siêu việt”.
Thế giới của sự vật là thế giới chết, thế giới của những sở
hữu; trái lại hiện hữu không phải là vật thể, cho nên không cứng
đọng như sự vật. Bản tính của sự vật là đóng kín, nghĩa là mỗi sự
vật chỉ là mình nó mà thôi, hòn đá không thể là cây cau; trái lại
bản tính của hiện hữu là mở rộng, cho nên hiện hữu có thể thông
cảm và thông hiệp với nhau, tôi có thể vui cái vui của anh và buồn
cái buồn của anh, tôi cùng với anh chúng ta có thể chia xẻ cùng
một chí nguyện, cùng một lo nghĩ. Tuy nhiên hiện hữu của con
người là một hiện hữu hữu hạn: Hiện hữu hữu hạn đó luôn luôn
mở rộng đón chào một hiện hữu vô hạn; nhưng không bao giờ
chúng ta thâu nhận được hiện hữu vô hạn đó, ta chỉ có thể mở
vào huyền nhiệm của hiện hữu đó mà thôi.
Đối với sự vật chúng ta có thái độ thống trị, vì chúng ta bao
quát được chúng và chiếm hữu được chúng: Chúng nằm gọn