TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 27

những dự tính về cuộc đời tôi, thì tôi nên biết rằng cuộc đời tôi
hoàn toàn vô giá trị: Vô giá trị vì tôi chưa sử dụng tự do tính của
tôi; tôi mới chỉ sống như một sinh vật thôi, chưa sống cái kiếp
người của tôi.

Tóm lại, trong khi sinh hoạt tự do, chúng ta vừa gặp hai loại

người hèn kém. Loại thứ nhất là loại người vô trách nhiệm: Hoặc
họ làm ẩu, cho nên cố tình chối bỏ hành động của mình như con
mèo đối với hành động của nó trong đống tro, hoặc họ làm một
cách vô ý thức, cho nên làm xong là quên tất cả hành động của
mình. Đó là loại người vô nhân cách. Loại thứ hai, loại người có
tâm hồn ỷ lại, luôn luôn sống như “người ta”: Họ có thể có lương
tâm, làm việc chu đáo, nhưng họ hành động một cách máy móc:
Họ làm vì phải làm như thế, vì người ta làm như thế cả; công việc
của họ sẽ được trả bằng tiền, và đó là tất cả nguyện vọng của họ;
không bao giờ họ nghĩ rằng hành động của con người phải thăng
tiến con người, nhất là không bao giờ họ nghĩ rằng chúng ta phải
để con dấu nhân cách trên mỗi hành động của tự. Cái xe Sachs
của tôi có khắc chữ Made in Germany, đó là bảo đảm về phẩm
chất. Ước chi mỗi hành động của người tự do đều khắc bằng chữ
tinh thần rằng: “Do Bùi Văn X. đảm nhận”. Những loại người sống
theo tinh thần ỷ lại không thể vươn lên tới chỗ cao quý đó. Ta
phải đợi người tự do.

Con người tự do. Triết hiện sinh thường gọi Con người là

“sinh hoạt của một tự do tính”: “L’homme peut être abordé de
deux manières: comme objet de recherche scientifique et comme
existence d’une liberté inaccessible à toute science”: “Ta có thể
đề cập vấn đề con người theo hai lối: Một là như đối trọng cho
khoa học sưu tầm, hai là như một tự do hiện hữu vượt trên mọi
nhãn giới của khoa học”. Triết học hiện sinh không ưa gọi con
người là hữu thể tự do cho bằng gọi là sinh hoạt của một tự do

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.