TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 278

tâm hồn đầy đủ chủ thể tính, tôi đành phải tìm lấy thỏa mãn trong
sự chiếm đoạt tha nhân; coi tha nhân như một đồ chơi tôi được
toàn quyền sử dụng. Và đó là căn do phát sinh ra bạo dục. (Đây
cũng phải hiểu bạo dục theo nghĩa rộng: Bạo dục đây chỉ có
nghĩa là tình yêu chiếm đoạt, coi tha nhân như sự vật để thỏa
mãn dục tình của mình). “Tình yêu bạo dục là đam mê, khô khan
và lăn xả vào. Mục đích của bạo dục là nắm lấy và nô lệ hóa tha
nhân; không những chỉ nê lệ hóa thân xác tha nhân, nhưng còn
nô lệ hóa tâm hồn tha nhân: Người bạo dục tưởng như có thể
dùng bạo lực bóc lột tâm hồn tha nhân”. Vô ích. Thất bại. Càng
dùng thủ đoạn để chiếm đoạt lòng người yêu, chúng ta càng thấy
không đạt được mục tiêu. Cũng có lúc ta tưởng như mình đã chế
ngự được người yêu; người yêu không tự tình yêu ta, thì ít ra
cũng chịu dự quyền của ta. Nhưng này, mâu thuẫn lại nổi dậy, vì
người yêu đã mở mắt ra nhìn ta: Cái nhìn của người đó bảo ta
biết họ oán trách ta và phản kháng hành động của ta. Có thông
cảm với ta đâu? Sartre viết: “Người bạo dục nhận ra cái lầm của
mình khi nạn nhân của hắn nhìn hắn. Hắn hiểu hắn không có
cách nào hành động trên sự tự do của tha nhân, mặc dầu hắn có
sức cưỡng bách tha nhân hạ mình xin hắn tha... Như vậy cái nhìn
của tha nhân đã làm sụp đổ tất cả dự tính của kẻ bạo dục”.

Thế là hai loại tình yêu đều không giải quyết được dự phóng

thông cảm của con người. Đến đây, liền sau khi tuyên bố sự thất
bại của tình yêu bạo dục, Sartre viết: “thế là, một lần nữa, chúng
ta lại gặp lại hai loại người nhìn (être-regardant) và người bị nhìn
(être-regardé); chúng ta không ra khỏi cái vòng lẩn quẩn này đâu.

Tóm lại, dự phóng thông cảm là một dự phóng phi lý, không

thể thực hiện.

C - Dự phóng tự vãn hồi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.