TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 279

Có thể coi đây là quan niệm của Sartre về định mệnh con

người. Nói rõ hơn: Quan niệm của Sartre về cái chết của con
người. Thực sự, dự phóng này mặc hai hình thức: Hình thức tự
vãn hồi, và dự phóng chết. Về dự phóng tự vãn hồi, chúng ta đã
xem qua khi bàn về “dự phóng làm Thượng đế của con người”:
Con người chỉ hoàn toàn thỏa mãn khi chiếm được hết tất cả
những cái nó “thiếu” và ước muốn; mà nó thiếu tất cả những gì
không phải là nó, thành thử nó muốn tất cả, và tất cả đây là vô
cùng, là Thượng đế theo quan niệm Sartre. Tuy nhiên con người
còn một đường khác nữa để chứng nghiệm sự vãn hồi đó: Cái
chết là tận cùng của con người, cho nên cái chết sự vén màn cho
thấy ý nghĩa và sự kết thúc của cuộc đời con người.

Sartre nghĩ gì về cái chết?

Không nói chi Platon, với câu định nghĩa “triết học là khoa dạy

con người biết sống và biết chết cho hợp đạo làm người”, - không
nói chi Marcel và Jaspers đã nhấn mạnh về cái chết như là chỗ
hoàn thành tất cả ý nghĩa cuộc nhân sinh, - chỉ xin nói ngay
Heidegger là triết gia mở đường cho những suy tưởng của
Sartre: Heidegger định nghĩa con người là “một hiện hữu hướng
về cái chết”. Heidegger coi cái chết là hành vi tối hậu của con
người và cũng là hành vi quan trọng nhất của cuộc đời, cho nên
ông mới gọi tự do của con người là “tự do để chết” (liberté pour
mourir). Trái lại, Sartre đưa ra một quan niệm không ai ngờ về cái
chết. Dưới đây là những ý tưởng chính.

Sartre bắt đầu bằng việc phê bình lập trường của Heidegger.

Heidegger coi cái chết là chỗ tận cùng của cuộc nhân sinh, hơn
nữa, ông còn trách chúng ta thường chỉ nghĩ “người ta” chết, ít
nghĩ đến sự chính chúng ta chết: Bao lâu ta mới chỉ nghĩ “người
ta” chết, thì ta còn bỏ mất hiện sinh đích thực của ta, bởi vì ta
chưa ý thức về bản tính của ta là bản tính “để chết” (Sein zum

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.