thể tin như Sartre rằng “con người sinh ra không lý do, kéo lê
cuộc đời vì nhu nhược và chết do ngẫu nhiên”?
Nhiều học giả còn lưu ý ta về điểm này: Triết hiện sinh của
Sartre là thứ triết trưởng giả. Ông coi cái chi cũng tồi, xấu, nôn, y
như kiểu con nhà giàu ngồi trước mâm cơm đầy cao lương mỹ vị
mà vẫn ngoảnh đi không thấy muốn ăn. Sartre thiếu tình yêu,
nhưng ông sống xa hoa, với một gia tài vào hạng lớn. Người con
tinh thần của Sartre là Sagan cũng thuộc hạng trưởng giả, thừa
tiền thừa bạc, đã hưởng tất cả những gì mà dục tình con người
có thể thèm ước. Những người đó hay chán đời. Và chính ở Sài
Gòn này, một ít con nhà giàu có, đi học “lycée” Tây cũng đã hãnh
diện tự xưng là “thế hệ Sagan”: Cũng chán đời, cũng hiện sinh,
cũng buồn nôn đầy đủ...
Cũng may mà, như bạn Thu Thủy đã nhận định rất đúng trong
Bách Khoa số 129, thanh niên ngày nay ít ưa đọc Sartre và ảnh
hưởng của triết gia này chỉ còn sâu đậm nơi những thành phần
trưởng giả thôi.
Nói thế chúng tôi không phủ nhận giá trị văn học của Sartre,
nhất là phần phân tích tâm lý học. Chúng tôi chỉ phê bình triết
nhân sinh của Sartre thôi.
Ngày xưa, ông quan nào đó được Trạng Quỳnh cho ăn “mầm
đá” vì ông ăn chi cũng ngấy. Ngày nay cũng vậy hễ hết nếp sống
trưởng giả, thì cái nọc hiện sinh của Sartre cũng sẽ hết thời. Dân
cần cù Việt Nam đòi một triết học hợp với sinh hoạt của mình
hơn.