Chương 10. HEIDEGGER HIỆN SINH VÀ HIỆN
HỮU
Heidegger gọi con người là Dasein (hiện hữu) và ông quan
niệm con người như một In-der-Welt-sein (hữu tại thế). Tất cả
những giòng chúng tôi cống hiến bạn đọc sẽ nhằm vạch rõ những
gì Heidegger đã nhấn mạnh về bản chất của con người, xét như
con người là một Dasein.
Dasein là một danh từ thông thường trong tiếng Đức để chỉ sự
hiện hữu của vạn vật. Hégel là triết gia đã dùng chữ Dasein nhiều
nhất; nhưng đến khi Heidegger dùng chữ này, thì nó mặc một ý
nghĩa hoàn toàn mới. Trong bộ danh từ của Hégel, Dasein có
nghĩa là một hữu thể nào đó, bất cứ một sự vật nào xét như nó là
một cái gì đang có đâ: Da là đó, nọ, kia, và Sein là hữu thể (sự
vật). Như vậy Hégel đứng trong thuyết duy sự (Chosisme) coi vũ
trụ là tổng số thững hữu thể. Trái lại, Heidegger đã nhiều lần giải
thích ý nghĩa chữ Dasein của ông: Đây da không còn có nghĩa ở
nơi nọ nơi kia, nhưng nó có nghĩa nguyên thủy là đối diện, trên
diện và Sein đây không phải là danh từ, nhưng là một động từ,
cho nên sẵn có nghĩa là hiện hữu. Vì Dasein của Hégel và các
triết gia đi trước chỉ những hữu thể đã hình thành, đã cứng đọng
như kiểu những sự vật (les étants), nên triết lý của mấy ông
không thể nào đi tới lãnh vực hiện tượng của hiện hữu mà
Heidegger muốn vén màn cho ta thấy. Nói một cách đơn giản cho
dễ hiểu, hiện hữu là chính sự hình thành của các hữu thể. Hiện
hữu là chính sự hình thành của “thế giới” (die Welt) mà ta biết và
gọi tên. Nói cách khác, khi gọi con người là Dasein, Heidegger có
ý nêu cao bản chất của con người là hiện diện với thế giới, và
nhân đó con người chỉ là con người vì là sự hiện diện đó.