ra, bao lâu chúng ta chưa đổi được cái nhìn, chưa bỏ cái nhìn
duy sự để nhìn như Heidegger, nghĩa là nhìn thế giới như chỉ xuất
hiện và hình thành trong mối tiếp thông của con người, thì bấy lâu
chúng ta chưa đi vào triết Heidegger được. Heidegger luôn luôn
trách các triết gia từ trước đến nay thường lẫn lộn hiện hữu (être)
và hữu thể (les étants); hiện hữu là sự hình thành, là sự xuất hiện
của những hữu thể; những hữu thể là những cái đã hình thành,
đã cứng đọng. Vì bám vào cái cứng đọng như thế, nên triết học
đã trở thành duy sự: Trái lại, khi tránh được cái nhìn duy sự này,
chúng ta sẽ có thể cùng với Heidegger đi vào lãnh vực ẩn hiện
của hiện hữu.
Nhiều học giả đã lẫn lộn, gán cho triết Heidegger danh từ triết
hiện sinh. Và chúng ta biết Heidegger không ghét gì bằng ghét
danh hiệu đó: Theo ông, triết hiện sinh là triết lý về cuộc sống của
con người, nên vẫn chưa đạt tới nền tảng và bản chất con người.
Duy triết của Heidegger đào tới bản chất đó, nên chỉ triết của ông
mới đáng gọi là triết lý nếu quả thực triết lý là khoa học về “hiện
hữu xét như là hiện hữu” (science de l’être entant qu’être). Hiện
hữu (être) đây là động từ, không phải là một danh từ cứng đọng.
Vì triết Heidegger vạch cho thấy bản chất con người và nhận rằng
“con người là hữu thể duy nhất có đặc tính là biểu lộ bản chất của
mình và bản chất vạn vật”, nên triết Heidegger có vẻ hiện sinh,
nhưng thực ra nó còn đi sâu hơn triết hiện sinh và đặt nền cho
triết hiện sinh.
Danh từ mà Heidegger tạo ra để gọi triết của ông là
“Philosophie existentiale” mà chúng tôi tạm dịch là “triết hiện
hữu”. Trước đây mấy tác giả ở Việt Nam và đôi khi chính chúng
tôi cũng dùng theo danh từ “triết phổ sinh”; nhưng nhìn lại, thấy
triết Heidegger không có gì là “sinh” và cũng không có chi là
“phổ”, nên sợ rằng chữ phổ sinh không lột được tư tưởng