TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 295

Sinh hoạt là dự định, thể hiện những dự định và dự định mãi

không ngừng. Cho nên Heidegger có lý để coi dự phóng là cơ
cấu hiện hữu con người.

Nhưng chúng ta cần nhìn sâu hơn chút nữa: Dự phóng không

phải là thể hiện những chương trình đã được vạch sẵn cho ta.
Đây cũng thế, chúng ta phải tránh lập trường duy sự. Phải nhớ
Heidegger coi dự phóng là cái làm nên hiện hữu con người, vì
vậy ông gọi nó là một cơ cấu hiện hữu. Dự phóng đây không
những là bản chất con người xét như bản chất đó luôn luôn bị
ném về phía trước, những dự phóng còn là cái làm cho con
người có “thế giới” để mà “hữu tại thế”. Con người thành con
người trong cái dự phóng này: Dự phóng luôn luôn thể hiện rồi lại
luôn luôn dự phóng mãi thêm. Khi hết dự phóng là chết. Cho nên
Heidegger coi sự chết là dự phóng cuối cùng, chấm hết mọi dự
phóng.

Và ý nghĩa sâu nhất của dự phóng là: Vì bản chất con người ở

trước mặt con người, tức cái mà chính con người nhất thiết sẽ là,
nên Heidegger thường nói con người tự tạo nên bản chất của
mình. Con người phải chịu trách nhiệm về bản chất mình. Con
người không mọc lên như cây cỏ, theo luật thiên nhiên: Con
người chúng ta, mỗi người là cái mà mình tự tạo cho mình trong
cái dự phóng căn bản kia.

c) Thời gian tính (Zeitlichkeit).

Thời gian đây không phải thời gian duy sự của triết học cổ

điển. Thời gian đây được Heidegger gọi là thời gian tính
(temporalité) và được coi là cơ cấu của Dasein. Nhiều triết gia,
như Aristote, Kant và Bergson, đã nêu cao tính chất lệ thuộc của
thời gian đối với chủ thể tính con người: Tuy nhiên quan niệm
thời gian của các triết gia đó vẫn duy sự, vẫn đặt thời gian ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.