sống với những con người khác. Con người Sartre không bao giờ
giao tiếp với chủ thể tính của tha nhân. Nguyên những chủ
trương như thế của Sartre cũng đủ chứng minh ông không thực
tế và chưa biết đặt con người vào khung cảnh sinh hoạt thực sự
là xã hội loài người. Cũng may những triết gia hiện sinh khác,
như Jaspers và Marcel, đã đi sát thực tế hơn và đã biết nhận ra
những giá trị đích thực của vụ trụ vạn vật và xã hội con người.
Người ta thường nói “triết hiện sinh là triết của con người tại thế”:
Bây giờ có lẽ chúng ta buộc lòng phải dè dặt hơn, và chỉ dùng
kiểu nói đó cho Jaspers và Marcel và cho Heidegger thôi. Sao
thế? Thưa vì con người của Sartre không thực sự tại thế: Con
người đó cô đơn như Thượng đế của Aristote; con người của
Sartre không sống trong vũ trụ vạn vật. Vạn vật không cùng có và
cùng sinh tồn với con người, nhưng là do những dự phóng của
con người mà có. Đúng thế, vì quá đề cao chủ thể tính của con
người, Sartre đã cô đơn hóa con người; con người của Sartre
không sống trong tình trạng và khung cảnh xã hội, mặc dầu
Sartre là người đã mô tả về tình trạng (situation).
Không những nhóm mác-xít đã sớm vạch rõ khuyết điểm trên
đây của nhóm hiện sinh, nhóm nhân vị của Mounier cũng đã chỉ
trích tính cách “sinh hoạt cá nhân” đó của con người Sartre.
Có lẽ đó cũng là bí quyết để giải nghĩa tại sao triết hiện sinh
đã được thanh thiếu niên đón chào một cách quá nồng nhiệt:
Thanh thiếu niên là những người chỉ mới biết sống cho mình họ;
họ chưa có những bận tâm gia đình và xã hội; họ còn mang khá
nhiều mơ ước viễn vông thiếu thực tế; tóm lại, thanh thiếu niên là
những người còn dễ chạy theo những mộng đẹp. Nếu không sợ
nói quá, người ta cũng có thể ví triết hiện sinh với tuổi thiếu niên;
cũng như người thanh thiếu niên, triết hiện sinh có mặc cảm “tự