Về thân thế và sự nghiệp hai ông, người ta nhấn mạnh về chỗ
hai ông không phải là những triết gia như kiểu Descartes, Kant và
Hégel. Hai ông thuộc loại những sứ ngôn (prophètes), dùng lời
nói hơn là dùng chữ viết, và có viết, thì viết như nói. Và cũng như
các bậc sứ ngôn của các tôn giáo, hai ông tự cho mình có sứ
mệnh cải thiện đời sống con người: Vì thế lời lẽ của hai ông
thường có tính cách đả phá, gay gắt, và nói quá sự thực. Kinh
nghiệm cho hay những người như thế mới có khả năng lay tỉnh
dân chúng, chớ cứ nói dè dặt và hợp lý thì chẳng kích động được
ai.
Vậy khi đọc hai ông, chúng ta cần ý thức về đặc điểm đó, để
dễ hiểu hai ông, và để sửa chữa cho những chỗ nói quá của hai
ông.
So sánh hai ông với nhau, ta thấy Nietzsche có ảnh hưởng
hơn Kierkegaard. Nietzsche là tiếng sét phá tan sự yên tĩnh và
không khí an nghỉ của thời đại. Ông là hiện thân của tinh thần
chống đối. Ông không để ta yên chút nào; đọc ông, ta cảm thấy bị
tố cáo. Vì thế sự đọc Nietzsche là nguồn phát động suy nghĩ cho
các triết gia hiện nay. Nhưng nếu thiếu Kierkegaard thì Nietzsche
sẽ dẫn chúng ta đến thất vọng và phi lý: Kierkegaard đem lại cho
triết hiện sinh những bổ túc cần thiết. Chính nhờ Kierkegaard mà
triết của Jaspers đã tìm thấy thế quân bình và vẻ nhân đạo; cũng
vì thiếu Kierkegaard, nên triết Sartre đã không có những kết luận
cụ thể và xây dựng, rồi kết cuộc rơi vào chỗ phi lý điên rồ. Cho
nên hai ông tổ đã bổ túc nhau một cách tuyệt hảo: Nietzsche giúp
ta phá bỏ những thần tượng cũ kỹ, những lề thói hủ lậu, những
ràng buộc vô cớ; Kierkegaard giúp vào công cuộc xây dựng nhiều
hơn, có những giá trị tích cực hơn: Ông giúp ta tìm tới siêu việt và
khám phá được tha nhân trong niềm cảm thông đích thực. Trong
các triết gia hiện sinh, những ông nào như Jaspers chịu ảnh