do tuyệt đối” và muốn bắt mọi người phải để họ được thong dong
mặc ý, bất chấp những tình trạng thực tế.
Nhận định riêng về từng triết gia của phong trào hiện sinh
người ta có thể đưa ra những nhận xét này.
Về hai ông tổ, Kierkegaard và Nietzsche, người ta hay nhắc
đến sự kiện cả hai ông cùng là những người... điên. Nietzsche thì
điên hẳn, còn Kierkegaard thì đã điên từng cơn. Từ khi bắt tay
vào viết cuốn ý chí hùng cường và có thể ngay trước khi viết
cuốn cuối cùng đó, Nietzsche đã có những cơn điên rõ ràng;
nhiều khi ông nằm bất tỉnh ngoài đường. Nhờ người em gái săn
sóc chu đáo, ông có thể sống thêm mươi năm nữa, nhưng những
năm cuối cùng đó ông chỉ là một cái xác vờ. Kierkegaard cũng
điên: Tuy cái điên của ông không đến nỗi phải đem vào nhà
thương điên, nhưng về cuối đời, ông tỏ ra mất thăng bằng.
Sự kiện đó có thể gây thắc mắc cho những người ít hiểu, còn
những bậc trí thức trong thiên hạ không coi sao tiếc đó; hơn nữa,
như cổ nhân đã nói “In vino veritas” (rượu say hay nói thực; chân
lý ở trong rượu), thì gần đây tâm lý học cũng đặc biệt chú ý đến
sự kiện điên và coi đó là một trạng thái ý thức đặc biệt. Người
điên giống như đứa trẻ; và cũng như đứa trẻ, người điên không bị
ảnh hưởng bởi những cấm đoán xã hội như chúng ta, nên họ nói
tất cả sự thực, tất cả những gì chúng ta không dám nói và thường
không dám nghĩ. Thành thử sự kiện điên kia không làm giảm giá
trị của tư tưởng Kierkegaard và Nietzsche; miễn là thực sự hai tư
tưởng đó có giá trị. Mà hai tư tưởng đó có giá trị thực; hai ông đã
có công đưa triết lọc trở về với những lo toan đích thực của nó, lo
cho con người biết sống cho ra người và biết chết cho hợp định
mệnh cao cả của mình. Hai ông đã chấm đứt thời kỳ toàn thịnh
của thuyết duy tâm Hégel.