TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 37

chưa phải là hiện sinh, nhất là chưa phải hiện sinh trung thực
(existence authentique). Sống thừa. Nôn. Tôi nôn trước Cuộc đời
của tôi, vì cuộc đời nó quá giống sự sinh tồn của cây cỏ và thú
vật: Hòn đá chỉ là hòn đá và mãi mãi là hòn đá. Cây cỏ và súc vật
cũng gần như thế. Và con người chưa ý thức về nhân vị và định
mệnh của mình cũng không hơn gì chúng. Đó là những cá vị
người, những con số người ta đếm như khi làm sổ thống kê, cả
trăm ngàn người cùng giống nhau, không một ai vươn tới mức có
nhân vị và nhân cách đặc sắc. Heidegger gọi tình trạng đó là
“người ta”. Đó không phải là những con người có nhân cách,
nhưng toàn là những “người ta” vô danh và vô vị.

Buồn nôn. Không phải những người sống thừa ra như cây cỏ

kia biết buồn nôn. Không. Họ là sự nôn mửa cho triết gia hiện
sinh, chính triết gia và những ai đã vươn tới mức hiện sinh đích
thực mới cảm thấy buồn nôn. Vậy buồn nôn chỉ có nghĩa là nôn
về sinh hoạt vô ý thức và vô vị của những con người cam sống
như những con vật, không có nôn về thiên nhiên, mặc dầu đôi khi
Sartre đi quá trớn và đã buồn nôn trước rễ cây xoan tây và trước
mảnh sành ông nhặt lên để liệng xuống sông. Những buồn nôn
đó chỉ có công tác chuẩn bị trận buồn nôn thực sự, nôn vì làm
người mà lại sống thừa ra như cây cỏ.

Cũng nên biết Camus không nói buồn nôn, nhưng nói “phi lý”

(absurde). Và ý thức về phi lý cũng phát sinh do cùng một nguồn
đó: Triết gia ý thức về cái vẻ trơ trơ, vô ý thức và vô vị của cuộc
đời: “Thức dậy, ngồi xe điện, bốn giờ ngồi bàn giấy hoặc ở
xưởng, cơm trưa, rồi lại ngồi xe điện, bốn giờ ngồi bàn giấy, cơm
tối, đi ngủ. Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, cứ
thế mãi, cứ thế mãi”. (Camus).

Ý thức sâu xa về tính chất phi lý và vẻ buồn nôn của cuộc đời

vô nhân vị: Đó là bước đầu trên con đường hối cải của triết gia

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.