TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 55

hiện sinh (philosophie de l’existence) hoặc triết học hiện sinh
(philosophie existentielle). Marcel lại kỵ danh từ thuyết hiện sinh
hơn nữa; ông đã nhiều lần công khai chối bỏ: Không nhận cách
xưng hô đó. Và ông tự gọi mình là môn đệ Socrate, triết của ông
là một “Tân phái Socrate” (Néo-Socratisme). - Về phía ngành tả,
thì Sartre công nhiên tự xưng là hiện sinh chủ nghĩa
(existentialisme) và lấy làm hãnh diện về cách xưng đó. Trái lại,
Heidegger không muốn người ta gọi triết của ông là thuyết hiện
sinh, và cũng không ưa danh từ “triết học hiện sinh” của Jaspers.
Cuối cùng, ông đã tạo ra một danh từ hoàn toàn mới để đặt tên
cho học thuyết của ông; ông gọi đó là “triết học hiện hữu”
(philosophie existentiale).

Bạn đọc có lẽ sẽ khó chịu khi nghe và đọc những huy hiệu

vừa nhiều vừa kỳ dị đó. Mục đích chúng tôi khi nêu lên những
danh hiệu đó để bạn đọc chứng nghiệm một cách cụ thể rằng:
Hiện sinh có ba bề bốn mối hiện sinh. Và ít nhất cũng có hai
ngành hiện sinh đối lập nhau, ngành tả và ngành hữu.

Chúng tôi nói là hai ngành đối lập nhau, chớ không chỉ khác

nhau. Sở dĩ người ta gọi chung hai ngành đó bằng một danh dự
duy nhất là hiện sinh, vì thực sự chúng có một chủ trương chung.
Chủ trương đó là: “Lấy triết học con người để chống lại sự quá
trớn của hai nền triết học cổ điển tức triết học quan niệm và triết
học về vũ trụ”. Như vậy hai ngành chỉ giống nhau ở phần tiêu
cực, trong việc chống phá nền tư tưởng duy thức và duy sự
(chosiste). Bước sang phần xây dựng; hai ngành đó khác hẳn
nhau, khác nhau đến mức đối lập nhau. Cho nên ngành hữu thì
“rất mực tôn giáo”, và ngành tả thì “rất mực vô tôn giáo”.

Sự đối lập này hiện ra rõ lắm nơi hai ông tổ của mỗi ngành,

Kierkegaard và Nietzsche. Kierkegaard suốt đời chỉ theo đuổi một
việc là đạt tới mức cao nhất trong sinh hoạt tôn giáo, đến nỗi đối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.