TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 60

Sartre chỉ có thể quan niệm ái tình như một mối bang giao bất

khả. Ái tình là hình thức cao quý và chân thành nhất của tương
quan giữa hai chủ thể. Nói cách khác, ái tình là điển hình của liên
chủ tính. Vậy mà, theo Sartre, không thể có ái tình đích thực
được. Khi anh A yêu cô B, thì cô B là người được yêu và đồng
thời là người bị nhìn (être-regardé): Khi đó cô B không thể chủ
động được, nhưng chỉ là vật thể, là đối tượng mà thôi. Thế rồi, cô
B đem lòng yêu anh A: Lập tức anh A biến thành đối tượng cho
cái nhìn, nghĩa là anh A đang tự chỗ là người nhìn (regardant) bị
sụt xuống làm người bị nhìn (être-regardé). Thành thử mỗi người
có thể lần lượt là chủ thể và là đối tượng, nhưng không thể cả hai
cùng một lúc là chủ thể. Như vậy không thể có liên chủ tính. Đây
là một trong trăm ngàn đoạn sách Sartre nói về sự không thể có
liên chủ tính, những chỉ có hai người thay phiên nhau làm chủ
thể:

“Tình yêu là một dự phóng, cho nên nhất định nó gây nên

tranh chấp. Người được yêu (l’aimé) nhìn nhận người yêu
(l’amant) như một tha thể, tức như một sư vật của vũ trụ để cho
mình sử dụng. Người được yêu trở thành cái nhìn (regard). Như
vậy người được yêu không muốn yêu. Thế là người yêu phải tìm
cách quyến rũ (séduire) nó. Khi ta quyến rũ ai, ta hẳn không tìm
cách bày tỏ chủ thể tính của ta cho họ; đàng khác, ta chỉ có thể
đối thoại với họ bằng cách nhìn họ: Nhưng chính cái nhìn này của
ta tiêu hủy chủ thể tính của họ”.

Như vậy, trong quan niệm Sartre, hai người yêu nhau cùng

tranh nhau là chủ thể và cố gắng để khỏi bị người yêu biến mình
thành vật bị nhìn. Kết cục, như Sartre viết: “Chúng ta không thể
thoát ra ngoài cái vòng lẩn quẩn dẫn ta tự thế đứng nhìn (être-
regardant) bị đẩy sang thế bị nhìn (être-regardé) và ngược lại”.
Cho nên, càng nghiên cứu thêm Sartre càng quả quyết rằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.