TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 61

không thể có tượng trưng cho liên chủ tính. Và đó là ý nghĩa câu
sau đây trong đó chữ “chúng ta” (le nous) tượng trưng cho chủ
tính:

“Tất cả những nhận xét trên không có tham vọng đả thông vấn

đề chữ “chúng ta”. Nhưng bằng ấy cũng đủ chứng minh rằng:
Kinh nghiệm về “chúng ta chủ thể” không có một giá trị siêu hình
học nào hết”.

Tóm lại Sartre chỉ biết có một thứ tương quan: Chủ thể và đối

tượng; ông không công nhận có tương quan giữa hai chủ thể với
nhau. Thực là độc ác và thiển cận. Merleau Ponty đã phê bình
Sartre một cách nghiêm thẳng về điểm này: “Người ta bảo phải
chọn hoặc tôi hoặc tha nhân, và người ta chọn cái này chống lại
cái kia. Thực ra có phải thế đâu: Cái nhìn của tha nhân chỉ biến
tôi thành sự vật, và cái nhìn của tôi chỉ biến tha nhân thành sự vật
khi những cái nhìn đó là cái nhìn vô nhân đạo (regard inhumain)
mà thôi”.

Marcel đã để lại cho chúng ta những thiên khảo cứu sâu xa về

ý nghĩa của tha nhân. Ông hay gọi tha nhân là tha ngã (un alter
ego, un autre moi-même) hơn là dùng chữ tha thể (l’autre) hoặc
tha nhân (autrui). Thực ra chữ tha ngã đã được tạo ra để diễn tả
tư tưởng thâm thúy của Marcel vì có thể là lần đầu tiên trong lịch
sử triết học, chúng ta thấy những ý tưởng nhân đạo như thế về
tương quan giữa người và người. Tha ngã, vừa tha vừa ngã, vừa
là tôi vừa là không phải là tôi; tha nhân là một tôi, nghĩa là cũng là
người như tôi, nhưng bản tính của tha nhân là khác tôi (tha). Nếu
tha nhân cũng chỉ là một người giống hệt như tôi trăm phần trăm,
thì thế giới này sẽ buồn tẻ biết bao! Chính sự khác nhau giữa
những con người làm cho mỗi người có một tư cách khác nhau,
một nhân cách khác nhau, nghĩa là cách làm người khác nhau.
Khác nhau mà hiểu nhau, khác nhau mà yêu nhau và quý cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.