TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 62

khác đó của nhau: Cái khác đó là một vẻ phong phú chính mình
ta không có. Cho nên những kẻ độc đoán, không muốn cho ai
nghĩ khác mình và làm khác mình, chỉ muốn lấy mình làm khuôn
mẫu duy nhất cho hành động của mỗi người: Những kẻ độc đoán
đó chưa hiểu được bản tính của tha nhân, và chưa biết trọng
nhân vị con người của tha nhân. Đối với Marcel, tha nhân không
phải là một hạn chế cho ta, nhưng là một bổ khuyết cho chúng ta
thêm phong phú. Marcel đã phân tích thái độ của ta khi chờ đợi
một câu trả lời của tha nhân: Nhận câu trả lời của tha nhân tức là
công nhận tha nhân là một chủ thể tự do, chính sự quyết định trả
lời của tha nhân là một vẻ phong phú và một cái chi hoàn toàn bất
ngờ và mới mẻ đối với ta. - Và trong cuốn mới nhất Marcel vừa
cho xuất bản (1959) tức cuốn Présence et immortalité (Hiện diện
và bất tử tính), Marcel còn đi sâu hơn nữa vào nội dung chữ
“chúng ta”. Đây chúng tôi xin trích một câu làm hoa thơm tặng
độc giả:

“Cái chúng ta sâu xa hơn cái tôi. Và mặc dầu những điều ta

nghĩ về nó, cái chúng ta vững bền hơn; điều quan trọng là đối với
tôi, cái chúng ta là cái bất diệt. Tất cả những cuộc gây lộn đều tại
vì cái tôi quá tham vọng, muốn chống đối với chúng ta”.

“Mức thăng tiến cao nhất của hiện sinh là khi chúng ta đạt tới

sự thể hiện cái chúng ta, miễn là cái chúng ta đây không do miễn
cưỡng, nhưng do đồng tình”.

Chúng tôi đã lấy hai tư tưởng của Sartre và Marcel đối chiếu

nhau để dễ nhận ra chỗ đối lập của hai ngành hiện sinh hữu và tả
trong chiều hướng thứ nhất của hiện sinh tức chiều ngang.
Chúng ta thấy vô tình Sartre đã để lộ ảnh hưởng của Nietzsche:
Cái nhìn vô nhân đạo, lấy tranh chấp làm nền của Sartre, chẳng
phải là hình thức trung thành của “ý chí thống trị” (volonté de
puissance) của Nietzsche đấy ư? Về phía Marcel, cái nhìn đầy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.