thành lấy mình” (L’homme doit faire, et, en faisant, se faire). Như
vậy siêu việt của Sartre chẳng qua chỉ là một viễn việt: Không và
lên cao, nhưng chỉ đi xa hơn và xa hơn trên cùng một bình diện.
Trên kia chúng ta đã thấy chiều ngang của triết Sartre không
mở rộng sang tha nhân, thì đây chúng ta thấy triết của Sartre
không mở cho con người vươn lên tới Thượng đế. Thực là một
thứ triết học nghẹt thở. Sartre chủ trương không thể có Thượng
đế; thái độ của ông được các học giả không những gọi là thái độ
vô thần (athée) mà còn gọi là thái độ phản thần (antithéiste) nữa.
Sartre đã để hẳn một phần quan trọng của cuốn L’Existentialislne
est un hunlanisme (Hiện sinh chủ nghĩa là một nhân bản chủ
nghĩa) để chứng minh rằng không có Thiên chúa. Và lý chung
mạnh nhất ông đưa ra là: Nếu Thiên chúa sáng tạo nên tôi, và
nếu Ngài có toàn quyền trên tôi, thì tôi không còn tự do nữa; nếu
quả thực có Thiên chúa, thì tôi chỉ là kẻ thừa hành những thành ý
của Ngài thôi. Cho nên Sartre kết luận không thể có Thiên chúa,
và giả như có Ngài đi nữa thì Sartre cũng không cần biết có Ngài
hay không. Trong viễn tượng đó, Sartre chủ trương con người có
tự do tuyệt đối, nghĩa là tôi muốn làm gì thì làm, không có thưởng
phạt chi hết. Hơn nữa, theo Sartre, con người vì có tự do tuyệt
đối và không chịu trách nhiệm trước một Thiên chúa nào hết cho
nên con người có thể tự do chối bỏ những quyết định lúc nãy và
hôm qua; nghĩa là lúc nãy tôi cam đoan, bây giờ tôi lại có thể xóa
bỏ lời cam kết đó. Khi phê bình điểm này của Sartre, Mounier đã
trách Sartre là con người bất trung, và gọi triết của Sartre là “triết
học thoái thác” (philosophie de dégagement) thay vì danh từ rất
kêu do Sartre đặt cho triết của mình là “triết học nhập cuộc”
(philosophie d’engagement).
Trái lại, chữ siêu việt giữ nguyên vẹn giá trị của nó trong triết
học của Jaspers và Marcel. Giáo sư Ricoeur đã gọi chữ siêu việt