TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 65

tính là chìa khóa để hiểu và đi sâu vào tư tưởng Jaspers: Tất cả
con đường triết học của Jaspers thu gọn lại trong chữ “vượt lên”
(transcender). Và đây là vượt lên thực, chớ không chỉ vượt xa ra.
Quá trình triết học của Jaspers cũng có ba giai đoạn phải vượt
lên như ba giai đoạn hiện sinh của Kierkegaard. Theo ông tổ của
ngành hiện sinh hữu thần, thì con người hiện sinh phải lần lượt
tiến qua ba giai đoạn: Hiếu mỹ (esthétique), đạo đức (éthique) và
tôn giáo (religieux). Thì cũng gần như thế, Jaspers chủ trương
con người hiện sinh trung thực phải biết có ba cách thế hiện hữu:
Làm sự vật, làm người hiện sinh, làm Thiên chúa. Con người phải
mau mau bỏ cách sống lì lì của sự vật để thực hành cái nhảy thứ
nhất, là nhảy tự chỗ làm sự vật lên tới chỗ làm người tự do.
Nhưng như thế chưa đủ: Con người tự do còn phải vươn lên tới
Thiên chúa, coi Ngài là chuẩn đích, là lý tưởng cho ta vươn tới.
Cho nên, đối với Jaspers, thì siêu việt thể tức Thiên chúa chính là
hướng đi lên của ta, và Ngài chính là kho vô tận cho những ước
muốn cải thiện của ta. Trong ý đó ông đã viết: “Tôi không thể là
tôi, nếu không có siêu việt tính: Siêu việt tính chính là thước đo
chiều sâu thẳm của hiện sinh tôi”.

Jaspers không quan niệm Thiên chúa là một hữu thể cao xa

và lạnh lùng như ta thấy trong thuyết Aristote hoặc thuyết
Descartes. Đây Thiên chúa là đích tối cao của con đường hiện
sinh, cho nên sống mà không hướng về Thiên chúa là sống lạc
lõng và vô ý nghĩa: “Bởi vậy điểm tối cao và ý nghĩa của cuộc đời
ta chỉ thực hiện được khi nào ta nắm chặt được thực thể tự tại
đó. Và thực thể đó chính là Thiên chúa”.

Còn về phía Marcel thì khỏi nói. Không những siêu việt là ý

nghĩa của hiện sinh, mà còn là chính sự thể hiện cuộc hiện sinh
một cách toàn hảo nhất nữa. Chính triết hiện sinh đầy tin tưởng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.