TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 63

luyến ái của ông chính là cái nhìn đầy bác ái của đạo Thiên chúa.
Con người của Marcel nhân đạo, vì con người đó luôn luôn tin
vào Thiên chúa: Cho nên Berdiaeff, một nhà hiện sinh Nga đã
viết: “Triết học hiện sinh nhân đạo là triết học Thiên chúa giáo,
tức triết học thiên nhân”. Berdiaeff gọi con người là thiên nhân,
nghĩa là con người có thần tính, bởi vì nếu không tự nhận là con
Thiên chúa, con người sẽ rất có thể trở thành bạo tàn. Bạo tàn
như con người trong thuyết Sartre trên đây.

SIÊU VIỆT TÍNH. Chúng tôi rút ngắn phần bàn về siêu việt

tính này. Điều đó không có hại chi, vì chủ đích chúng tôi không
phải là trình bày về siêu việt tính, nhưng là để chứng minh sự
khác nhau cùng là đối lập nhau giữa hai phái tả và hữu của
phong trào hiện sinh. Thành thử nếu chúng tôi đã quá dài lời về
đề tài liên chủ tính trên đây, thì sự đó tuy có hại cho cách bố cục
của phần này nhưng lại giúp ích rất nhiều cho công việc trình bày
của chúng ta.

Về siêu việt tính, mỗi ngành hiện sinh đã có một quan niệm

khác hẳn nhau. Giáo sư Wahl đã đưa ra hai danh từ điển hình để
diễn tả hai thứ siêu việt tính đó. Ông gọi siêu việt tính của
Heidegger và của Sartre là viễn việt tính (proscendance; trans-
proscendance) và dành chữ siêu việt tính (transcendancé,
transascendance) cho triết học của Jaspers và Marcel.

Viễn việt tính là gì? Để dễ nhớ, chúng ta nên coi viễn việt tính

là tính chất người siêu nhân của Nietzsche. Chữ siêu việt tính của
ngành tả chỉ có nghĩa là con người luôn luôn phải tiến lên. Con
người phải tự thắng, tự vượt mình. Vì thế Sartre luôn luôn nói đến
dự phóng (pro-jet) và ông còn định nghĩa con người là: “con
người là cái nó chưa là, và không phải cái mà nó đang là”. Các
sách nhắc đi nhắc lại câu tuyên ngôn của Sartre về con người:
“Con người phải hành động, và chính nhờ hành động mà tự tác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.