TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 70

quá sớm. Những lời nói của cha ông, hình ảnh của Chúa cứu thế
chịu đóng đinh mà cha ông hay gợi ra trước đôi mắt đầy suy tư
của ông, làm ông đêm ngày sống trong trầm mặc. Wahl viết: “Còn
là thiếu nhi Kierkegaard đã sống như một kẻ lão thành. Hình ảnh
của Chúa chịu đóng đinh không bao giờ xa ông nữa: Hai cha con
ông là hai người trầm mặc nhất của loài người tự trước đến nay”.

Khi được mười bảy tuổi (năm 1830), Kierkegaard ghi tên học

thần học ở đại học Copenhague. Cha ông và người anh cả của
ông muốn như thế, còn chính Kierkegaard không để tâm vào việc
học bao nhiêu. Theo những trang nhật ký của ông, người ta thấy
ông “ham đi nghe hòa nhạc và đàm thoại về văn chương trong
các tửu quán ít ra cũng bằng đi nghe giáo sư ở đại học giảng về
thần học và triết học”. Đàng khác, ông bắt đầu viết nhật ký ngay
tự năm thứ hai đại học. Trong các trang nhật ký đó người ta thấy
ông ít để tâm ghi chép những lời các ông thầy dạy bằng ghi lại
những ý nghĩ riêng của ông.

I. BA GIAI ĐOẠN HIỆN SINH

Giai đoạn hiếu mỹ. Với những năm đầu ở đại học,

Kierkegaard bắt đầu gieo mình vào đời sống trụy lạc. Sau này khi
viết sách, ông gọi quãng đời này là giai đoạn hiếu mỹ (stade
esthétique). Đây là đời sống của con người mê sắc và những
cảm giác nhục dục. Thực sự ông có đi tới những thí nghiệm tội lỗi
mà ông mô tả về con người hiếu mỹ không? Khó mà biết rõ
được. Các học giả như Bohlin thiên về cách hiểu rằng: Những tội
lỗi mà sau này Kierkegaard luôn luôn nhắc đến một cách ân hận,
có thể chỉ là những “trụy lạc của trí tưởng tượng thôi”, hoặc cùng
lắm là những trụy lạc của cảm giác thẩm mỹ. Chẳng hạn như
trang sau đây của ông viết sau khi nghe bản nhạc kịch Don Juan
của Mozart: “Hãy nghe những thanh âm dịu dàng và ấm áp của
đàn vĩ cầm; hãy nghe tiếng gọi của khoái lạc và những dao động

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.