Chính vì thế, đời sống gia đạo xây trên nhẫn nại, còn ái tình thì
không biết nhẫn nại là chi”. Yếu tố nhẫn nại này là mào đầu để
Kierkegaard ca tụng giá trị của đời sống gia đạo, nhất là đức tính
trung thành của tình yêu vợ chồng. Trong nhiều trang,
Kierkegaard gọi tình yêu phu phụ là “mối tình đầu tiên”: Tình yêu
giữa đôi vợ chồng là tình yêu đầu tiên và cũng là tình yêu sau
chót: “Mối tình đầu tiên” này quý trọng vì nó vững bền như Thiên
chúa: Chính Thiên chúa bảo đảm sự trung thành của đôi vợ
chồng, cho nên mối tình đầu tiên này sẽ là mối tình duy nhất của
hai người cho đến muôn đời muôn kiếp.
Tóm lại, người đạo hạnh là người sống trung thành với bổn
phận. Đời phu phụ mang lại cho con người những giá trị tinh thần
đáng kể: Và giá trị cao quý nhất có lẽ là tính chất trường cửu và
vĩnh viễn của tình yêu phu phụ mà Kierkegaard đã nói đến trên
đây. Ông còn nói thêm rằng: Đời sống gia đình là trường dạy đức
tính cho con người: “Tôi quyết rằng gia đình là trường dạy cho
con người có đức tính (école de caractère)”. Đối với người sống
trong gia đạo, thì những kẻ sống phiêu lưu như Don Juan thiếu
hẳn lịch sử: bọn Don Juan là những kẻ mà Kierkegaard nói rằng:
“ở nhà buồn quá, họ đi du lịch ngoại quốc; ở ngoại quốc cũng
buồn, họ lại về để chịu buồn ở nhà vậy. Để có bạn bè, họ nuôi
một con chó thực choai v.v...”. Trái lại, chính sự trung thành làm
cho người đạo hạnh có lịch sử, mà lịch sử tính là chính nền tảng
đời sống tinh thần của con người.
Đời đạo hạnh cao đẹp thay! Nhưng cũng hiếm thay! “Tình yêu
chân chính là điều hiếm có; đời sống gia đạo đích thực lại càng
họa hiếm hơn”. Sự thực, Kierkegaard đã không sống trong gia
đạo: Ông không lấy vợ, không phải vì ông cho rằng đời gia đạo
không tốt cho con người, nhưng chỉ vì riêng đối với hoàn cảnh
giữa ông và nàng Régine, ông thấy rằng đời phu phụ sẽ làm