TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 82

người nói chuyện cha con với Thượng đế, nối lại mối tương quan
riêng với Ngài. Như thế, nhân vị con người bước vào trạng thái
được thông cảm đặc biệt với tuyệt đối. Đó là lãnh vực của cô liêu
thăm thẳm; không ai có thể làm bạn đường với ta ở miền này;
không ai có thể chỉ bảo hoặc giảng nghĩa cho ta”. Nói rằng tôn
giáo giải thoát con người khỏi những thiển cận và tầm thường
của luân lý duy nhiên, Kierkegaard chỉ có ý nói rằng: Ở trên tầm lý
trí con người, còn một lãnh vực khác nữa, tức lãnh vực của tôn
giáo. Như thế triết hiện sinh chủ trương đem yếu tố tôn giáo lại
cho cái nền triết học vô hồn của thuyết Hégel, đúng như nhận xét
của Mounier mà chúng tôi đã nhắc tới trên kia.

Thuyết duy nhiên là hình thức cụ thể của thuyết duy lý: Nó

phát sinh từ những luận lý cho rằng tất cả những gì vượt quá tầm
trực giác của tâm trí con người, đều bị xếp vào loại những cái con
người không thể biết được. Và người ta đã nhân danh lý trí và
triết học để “thanh toán Thượng đế”. Đó là ý nghĩa câu thứ nhất
của cuốn Kinh hãi và run sợ. “Thời đại chúng ta đang tổ chức một
cuộc thanh toán trong lãnh vực tinh thần cũng như trong lãnh vực
sinh hoạt”.

Với chủ đích rõ rệt là ngăn cản làn sóng vô thần kia,

Kierkegaard đã viết cuốn Kinh hãi và run sợ như một câu hỏi ném
vào mặt những kẻ đang hăm hở làm công việc thanh toán nọ:
Các anh có quyền thanh toán tôn giáo không? Triết lý của các
anh có giải quyết được những trường hợp như trường hợp A-bra-
ham (Abraham) không? Trường hợp A-bra-ham chính là một cái
chi vượt lên trên tầm luân lý duy nhiên: Những trường hợp như
vậy, và nói chung là tất cả những hành động siêu phàm của con
người, đều vượt quá phạm vi của luân lý vì một lẽ đơn giản này là
luân lý không có quyền buộc con người thực hiện những điều
siêu phàm như thế. Như vậy, tất cả những gì siêu phàm đều nâng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.