thấy những kỳ diệu của đất hứa... Thực ra người ấy không mong
được thấy khuôn mặt của tổ phụ A-bra-ham thượng thọ, những
người đó chỉ ước ao có mặt trong ba ngày đường, khi cụ A-bra-
ham ngồi trên lưng lừa với con cụ là I-dăc”.
Kierkegaard chỉ thắc mắc về thái độ của A-bra-ham trong
hành động trọng đại nhất của đời cụ. Trên đây, ta thấy
Kierkegaard nói: “Vì giữ vừng niềm tin, A-bra-ham đã hai lần nhận
được đứa con yêu của mình”. Sao lại hai lần? Muốn hiểu
Kierkegaard, chúng ta cùng nhau ôn lại mấy trang Thánh kinh:
Sách Sáng thế ký (đoạn 17 và 22) kể sự Thiên chúa đã hai lần
thử thách A-bra-ham. Lần thứ nhất khi Thiên chúa hứa sẽ cho
ông trở thành tổ phụ một dân tộc hùng cường, thế mà khi ông
trăm tuổi và vợ ông là bà Xa-ra (Sara) đã cửu tuần, hai ông bà
vẫn chưa có con. Thiên chúa hứa như vậy sự ngày ông bà còn
thanh niên. Vì thế khi đã trăm tuổi, một hôm ông lại nghe Thiên
chúa nhắc lại là hứa đó, ông phì cười. Tuy nhiên ông tin trong
hoàn toàn nơi Chúa. Và thực sự Thiên chúa đã thưởng đức tin
của ông: Khi ông được đúng trăm tuổi thì bà Xa-ra có mang và
sinh con trai. Ông đặt tên cho con là I-dắc. Vẫn chưa xong: Thiên
chúa còn thử thách ông một lần nữa, và thử dữ hơn: “Sau đó
Thiên chúa còn thử thách A-bra-ham. Chúa bảo ông: “Này A-bra-
ham, hãy đem I-dắc con yêu quí của ngươi và giết nó để tế ta
trên núi kia. Ta sẽ chỉ cho. A-bra-ham hôm đó thức dậy sớm,
thắng lừa rồi lên đường với hai đầy tớ và I-dắc”. A-bra-ham đã
đem con mình lên núi; ông đã xếp củi thành đống, chuẩn bị hy
sinh đứa con yêu của mình. Nhưng chính khi ông rút dao ra và đã
giơ lên, chỉ một nháy mắt nữa là cậu I-dắc năm sáu tuổi kia ngã
gục trong vũng máu: Nhưng vừa lúc đó thiên thần Chúa giữ tay
A-bra-ham lại, và đồng thời ông nghe tiếng Thiên chúa: “Vì ngươi
đã tin Ta và không tiếc con người đối với Ta, cho nên Ta thề sẽ