TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 89

Abraham làm nổi? Câu hỏi này là động lực thúc đẩy tất cả suy
tưởng của phần thứ hai cuốn Kinh hãi và run sợ. Chúng ta thử đi
sâu vào một bước nữa xem:

Hành động của A-bra-ham cho phép Kierkegaard nhận ra hai

điều này: Thứ nhất, đức tin là một điều siêu lý, vì đức tin đặt con
người nhân vị lên trên mọi luật lệ thông thường của luân lý. Đó là
ý nghĩa câu này, một câu được nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Đức
tin là một điều nghịch lý vì đặt cá nhân lên trên luật thông
thường”: (La foi est ce paradoxe suivant lequel l’Individu est au-
dessus du général). Điểm thứ hai là, khi vươn lên trên luân lý
thông thường như thế, con người đã thực sự đạt tới tuyệt đối;
trong việc đó con người không thể trông nhờ vào ai hết, và cũng
không thể trông nhờ vào lý luận nào hết, dầu là lý luận của Hégel.

Về điểm thứ nhất, khi quyết rằng đức tin đưa con người vượt

lên trên tất cả mọi luật lệ của luân lý: Nhìn vào hành động của A-
bra-ham, Kierkegaard suy nghĩ: “Đức tin có thể đưa con người tới
những điều luân lý ngăn cấm, nhưng đức tin lại thúc bách người
hiệp sĩ của đức tin phải thi hành. Gương của A-bra-ham chứng tỏ
điều đó. Trong lúc cụ giơ tay lên toan giết con là Isaac, luân lý
cho rằng cụ ghét Isaac. Nhưng nếu thực sự cụ ghét Isaac tất
nhiên Thiên chúa đã không đòi cụ hy sinh đó: Thiên chúa biết cụ
yêu I.dắc hết lòng, nên Ngài mới thử cụ như vậy”. Chính vì thế,
người hiệp sĩ của đức tin biết không ai hiểu được mình và hành
động của mình: người đời sẽ cho rằng mình điên. Đó chính là lúc
con người tuyệt đối cô đơn một mình trước tôn nhan Thiên chúa.
Đó là ý nghĩa của hai phạm trù “Bí mật của thâm tâm” và “Đứng
trước nhan Thiên chúa”, hai phạm trù rất hay được Kierkegaard
khai thác.

Về điểm thứ hai: Con người của đức tin có thể nhờ phương

thế nào để vươn lên như thế? Kierkegaard trả lời gọn: “Người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.