hiệp sĩ của đức tin chỉ có thể nhờ vào chính bản thân mình trong
việc này, không thể nhờ một ai khác, vì thế tình trạng của người
hiệp sĩ thực là ghê sợ”. Thành thử “người hiệp sĩ đức tin là người
hoàn toàn cô lập”. Cô lập nhưng người đó ý thức rằng mình liên
kết với Thiên chúa; người đó khiêm tốn, không dám tự phụ;
không cậy vào sức mình như bọn mà Kierkegaard gọi là “bọn cố
chấp”. Bọn này phỉnh nịnh nhau, và tự phụ, chúng cậy vào mình
và cậy vào nhau. Con người hiệp sĩ đức tin thì không cậy mình,
nhưng chỉ cậy vào Thiên chúa. Cô đơn, một mình với một mình
Thiên chúa; đó là cái đặc biệt của hiệp sĩ đức tin. Người anh hùng
của bi kịch không hề cảm thấy sự cô đơn và độc đáo này:
Socrate biết cái chết của mình là anh hùng và được thiên hạ cảm
phục; đó là cái chết mà ai cũng nghĩ là hiển hách. Tóm lại, cái
chết của Socrate là cái chết của vị anh hùng: Vì thế Socrate được
nhiều người am hiểu và kính phục; cũng vì thế Socrate đã đàm
thoại với bằng hữu lâu giờ trước khi chết. Trái lại không ai có thể
am hiểu hành động của người hiệp sĩ đức tin: Vì thế A-bra-ham
không nói nửa lời với ai về hành động của ông. Tuy nhiên, nếu
không một ai hiểu A-bra-ham, thì chính A-bra-ham cũng không
cảm thấy cần phải được ai thán phục hết. Cụ chỉ cần Chúa chứng
nhận lòng tin của mình.
Kết luận: Đời sống tôn giáo, tức đời sống của người hiệp sĩ
đức tin, là một cái gì vượt xa trên phạm vi đời sống đạo hạnh, và
cũng vì thế mà vượt xa trên những phạm trù của luân lý và lý trí
(vì luân lý là cái hợp lý, còn đức tin thì nghịch lý). Nhờ cuốn Kinh
hãi và run sợ, Kierkegaard đã làm một công hai việc: Hành động
của A-bra-ham chứng tỏ con người tôn giáo có quyền và thực sự
vượt lên trên nền luân lý thông thường của con người đạo hạnh;
đồng thời hành động của A-bra-ham vượt lên trên mọi dự trù của
lý trí tức là vượt xa trên những luận lý của Hégel. Bây giờ, sau khi