“khi bàn đến các khoa học, chúng ta cần khoa luận lý để đánh giá các
khoa học đó, còn như muốn đạt tới các khoa đó thì ta phải đi vào chính các
khoa đó”
. Khoa luận lý không giúp ta thêm tri thức, nhưng chỉ giúp ta
giải nghĩa một cách mạch lạc và rõ ràng. Descartes cũng đã nghĩ như vậy.
Nhân đó, muốn hiểu quan điểm của Kant về tri thức khoa học, cần phải xem
xét kỹ càng những gì ông viết về các khoa Toán và Vật lý dưới đây, nhất là
khoa Vật lý. Cũng vì thế khi bàn về các khoa học trong cuốn
“Prolégomènes à toute métaphysique Ịuture qui pourra se présenter comme
Science” (Sơ luận về tất cả những khoa Siêu hình học sau này muốn tự
xưng là khoa học), Kant không nói gì đến khoa Luận lý nữa, mà chỉ nói đến
các khoa Toán, Vật lý và Siêu hình học thôi.
B. TÍNH CHẤT KHOA HỌC CỦA KHOA TOÁN HỌC.
Trước hết Kant lưu ý ta về sự khác biệt giữa khoa Toán học và khoa Vật
lý: “Toán học và Vật lý học là hai tri thức lý thuyết của lý trí có khả năng
xác định đối tượng của mình một cách tiên thiên, nhưng khoa thứ nhất xác
định một cách hoàn toàn thuần túy, còn khoa thứ hai phải dựa vào những
nguồn khác nữa của tri thức chứ không chỉ dựa vào lý trí mà thôi”
. Như
thế nghĩa là Toán học được xây dựng trên trực giác và không cần kinh
nghiệm giác quan, còn khoa Vật lý thì cần đến tri giác, tức kinh nghiệm. Do
đấy Kant gọi Toán học là loại khoa học trực giác (Sciences intuitives) và
Vật lý là loại khoa học động lực (Sciences dynamiques): một cái không có
tri giác và chuyển biến, một cái xây trên chuyển động và nguyên lý nhân
quả. a) Trở lại bản chất thuần túy của khoa Toán, Kant viết: “Bản chất của
khoa Toán học cho thấy điều kiện sơ khởi và tối hậu để có thể có khoa này
là: nó phải được xây trên một trực giác thuần túy, nghĩa là nó có thể đưa ra
những quan niệm vừa cụ thể vừa tiên thiên. Nói cách khác, khoa Toán học
phải kiến tạo những quan niệm của nó”
. Khoa Toán học có thể, và còn
phải kiến tạo những quan niệm của nó, chứ không lệ thuộc vào những đối
tượng có sẵn ngoài thiên nhiên: có thế nó mới thực sự thuần túy và tiên
thiên. Nó phải vẽ ra các hình theo quan niệm của nó: như thế gọi là kiến tạo
đó. về vấn đề này Kant viết: “Từ những thời xa xưa, khoa Toán học nơi dân