Kant nghĩ rằng phải lấy con người làm điểm tựa để lui lại cho tới các sinh
vật, nếu không thì hệ thống cứu cánh kia không còn ý nghĩa gì nữa. Tuy
nhiên, con người phải nhờ qui luật đạo đức để vươn tới mức toàn thiện: ta
biết sinh hoạt đạo đức không thể nào thực hiện được, nếu linh hồn không
bất tử và nếu không có Thượng Đế.
Krueger đã đưa ra lời khen ngợi đích đáng trên đây về tính chất hệ thống
và hợp lý của triết học Kant. Kant xứng với lời khen và sự cảm phục của
mọi người, vì phương pháp phê bình đã giúp ông bước những bước thận
trọng và chắc chắn khi quyết đoán về khoa học và về con người. Triết lý
đạo đức của ông có vẻ cao quá và chỉ dành cho một số người có bản lĩnh.
Thì đúng thế, ông không cần viết cho những người tự nhiên ăn ngay ở lành,
nhất là những người đã sống trong các tôn giáo. Ông viết cho những ai có
học thức và muốn đi cho hết con đường lý trí: nếu người ta dùng khoa học
và lý trí, chắc người ta sẽ không rơi vào thái độ vô thần, nhưng sẽ đi tới tôn
giáo. Ta nhớ ông đã quyết “Khoa mục đích học sẽ dẫn ta tới khoa thần học,
và khoa thần học, sẽ dẫn ta thẳng tới tôn giáo”. Nói thế, Kant không có ý
biện minh cho Kitô giáo của ông, vì một triết học mà lệ thuộc vào tín
ngưỡng tôn giáo thì còn gì là triết học? “ Phẩm giá con người ở tại sự suy
tưởng, và con người phải tìm hiểu biết thêm mãi. Tinh túy của con người là
lý trí, và lý trí là tự nhiệm và tự chủ, Kitô giáo
đã xua tất cả thần thánh ra khỏi vũ trụ để trao lại cho con người: tính
chất thần linh không có nơi vũ trụ vạn vật, và cũng không có nơi xã hội,
nhưng chỉ có nơi đức Kitô. Con người trở thành tự chủ. Triết lý là biểu hiện
cao quý nhất sự tự chủ này. Triết lý chỉ là triết lý khi nó độc lập. Triết lý
dựa vào niềm tin tôn giáo là một mâu thuẫn”
chân lý, và sau cùng ông gặp lại Kitô giáo của ông lãnh vực siêu hình đúng
như giáo sư Alquié viết: “Sau khi trở lại tìm kiếm nơi các học thuyết Hy
Lạp và thấy rằng các thuyết đó quá bất túc, Kant đã công nhận rằng học
thuyết của ông rất hòa hợp với Kitô giáo để quyết rằng hạnh phúc chỉ là đối
tượng của hy vọng con người, chứ không phải là mục tiêu trực tiếp của sinh
hoạt đạo đức. Kant bảo chỉ mình Kitô giáo đã đưa ra một quan niệm về sự