TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1055

THƯ VỀ NHỮNG NGƯỜI MÙ (Lettre sur les Aveugles)

Một người mù từ lúc mới sinh, bỗng nhiên lại được sáng mắt thì có nhận ra được,
bằng tia nhìn, một khối vuông và một khối cầu mà trước đó anh ta đã học cách
phân biệt bằng xúc giác, hay không? Vấn đề này, do Molyneux đặt ra cho Locke
vào năm 1690 đã tiếp chất liệu trong cả một thế kỷ, những cuộc tranh luận giữa
những người theo thuyết bẩm sinh (innéistes) và những người duy cảm giác
(sensualistes) về vấn đề sự tạo thành tri thức.

Diderot đem lại cho vấn đề này kích thước của một lý thuyết về con người. Ông
kể lại những trường hợp chứng tỏ rằng con mắt thí nghiệm và cả bộ não nữa qua
con đường lệch của những hoạt động và nhất là của những hệ thống dấu hiệu.
Con người là sản phẩm từ những công trình của chính mình. Lời khẳng định táo
bạo này đáng giá… ba tháng tù ở Vincennes cho Diderot.

Chủ nghĩa duy tâm và thuyết duy cảm giác: một quan hệ thân tộc che dấu
(Idéalisme et sensualisme: une parenté cachée)

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan (l’idéalisme subjectif) quả là kỳ khôi bởi vì nó
không công nhận tính thực tại của thế giới bên ngoài. Thuyết duy cảm giác hẳn
nhiên là đối nghịch với nó. Nhưng trong khi cho tri thức phái sinh một cách thụ
động từ cảm giác thì nói cho cùng, thuyết này cũng không ngừng chứng tỏ rằng,
qua những hoạt động và qua ngôn ngữ, đúng là một hoạt động bên ngoài mà
chúng ta biến thành khả tri.

Người ta gọi là những nhà duy tâm, những triết gia nào chỉ ý thức về tồn tại của
mình và những cảm giác kế tiếp nhau bên trong họ, không chấp nhận cái gì khác:
một hệ thống kỳ khôi mà theo tôi, chỉ có thể phát sinh từ những người mù; một hệ
thống mà, quả là điều xấu hổ cho tinh thần con người và cho triết học, là hệ thống
khó đánh đổ nhất, dầu là phi lý nhất trong tất cả các hệ thống triết học. Hệ thống
này được trình bày, một cách thẳng thắn và rất sáng sủa trong Ba đối thoại giữa
Hylas và Philonous của tiến sĩ thần học Berkeley, giám mục ở Cloyne; ta phải
mời tác giả của Tiểu luận về tri thức của chúng ta (của Condillac, nhưng được
xuất bản nặc danh năm 1746) khảo chứng tác phẩm này: ông sẽ tìm thấy ở đây
chất liệu cho những quan sát hữu ích, thích thú và tinh tế. Chủ nghĩa duy tâm rất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.