đáng được trình bày với ông để tranh luận; và giả thuyết này có cái gì đó để chọc
ngứa ông, để kích thích ông, không hẳn ở tính đặc thù của nó cho bằng sự khó
khăn để phi bác nó từ nguyên lý; bởi vì, éo le thay, những nguyên lý của
Condillac lại cũng y hệt những nguyên lý của Berkeley! Theo vị này hay theo vị
kia, và theo lý tính, thì những từ yếu tính, vật chất, bản thể, nền tảng v.v… tự
chính chúng chẳng mang chút gì ánh sáng trong tinh thần của chúng ta;vả chăng
Condillac cũng tỉ mỉ lưu ý rằng, dầu cho chúng ta có bay lên trời cao hay lao
xuống vực sâu, chúng ta cũng không bao giờ ra khỏi chính mình và rốt cuộc
chúng ta cũng chỉ nhận ra chính những tư tưởng của mình mà thôi; vậy mà đó lại
là kết quả từ cuộc đối thoại đầu tiên của Berkeley, và là nền tảng cho toàn bộ hệ
thống của ông. Quý vị chẳng thấy là lạ lùng khi hai địch thủ giao tranh nhau mà
lại sử dụng những vũ khí giống nhau đến thế sao?
Denis DIDEROT, Thư về những người mù (1749).
BÁCH KHOA THƯ (Encyclopédie)
Bách khoa thư hay Tự điển có lý luận về các khoa học, nghệ thuật và nghề nghiệp
(L’Encyclopédie ou Dictionnaire raisonné des sciences, des arts et des métiers) là
một cỗ máy chiến tranh vì cuộc đấu tranh triết học. Được hỗ trợ bởi d’Alembert,
Diderot kêu gọi các nhà văn và các chuyên gia danh tiếng nhất (như
Montesquieu, Voltaire, Buffon, Rousseau…) ông tập hợp quanh mình những ngòi
bút biên soạn phong phú và toả đi khắp nước Pháp những học sĩ mà các bản vẽ
nghề nghiệp, trong khi phổ biến những hình ảnh về các công cụ và tầm nhìn về sự
cộng tác hợp lý những hiểu biết kỹ thuật, đã góp phần rộng rãi vào việc làm cho
bộ Bách Khoa thư trở thành một sách bán chạy nơi những người thợ thủ công có
học và trong giới tăng lữ cấp thấp vốn vẫn có đầu óc chống đối giới cầm quyền
và cả tầng lớp chóp bu trong Giáo hội. Sách được tiêu thụ ngay 4000 ấn bản trong
lần phát hành đầu tiên. Quả là một kỷ lục đối với thời ấy, nhất là giá một bộ Bách
khoa hẳn là không rẻ chút nào!
Trong mục từ "Uy quyền chính trị" (Autorité politique) Diderot đúc kết những lý
thuyết về khế ước xã hội (của Hobbes, Grotius, Puffendorf, Locke…) Nguồn gốc
của quyền lực chính trị chẳng phải thiêng liêng cũng chẳng phải tự nhiên. Chỉ có
sự thoả thuận tự nguyện của những cá nhân bình đẳng (le libre consentement des