Đôi khi quyền bính được thiết lập bởi bạo lực lại thay đổi bản chất: đó là khi nó
tiếp tục và được duy trì bởi sự bằng lòng cố ý của những kẻ mà người ta đã khuất
phục; nhưng bởi điều đó thì quyền bính lại đi vào loại thứ nhì mà tôi sắp nói đến;
và kẻ đã tiếm quyền lúc đó lại trở thành ông hoàng, không còn là bạo chúa nữa.
Quyền lực đến từ sự thoả thuận của dân chúng tất yếu giả thiết những điều kiện
để làm cho việc hành sử quyền lực trở thành chính đáng, hợp pháp, có ích cho xã
hội, có lợi cho nền cộng hoà (3) và chúng khuôn định và hạn chế nó trong những
đường biên rõ ràng; bởi vì con người không nên và cũng không thể phó thác mình
hoàn toàn, không hạn chế, cho một người khác, bởi vì họ còn có vị chủ tể chí tôn
vô thượng mà chỉ đối với Đấng ấy họ mới thuộc về hoàn toàn. Đó là Thượng đế
(4) mà quyền năng luôn luôn trực tiếp trên tạo vật, vị chủ tể tuyệt đối nhưng cũng
rất ganh tị, người không bao giờ chịu để mất quyền nào của mình và cũng không
san sẻ cho ai. Ngài cho phép, vì quyền lợi chung và để duy trì xã hội loài người,
rằng con người thiết lập giữa họ một trật tự phụ thuộc, rằng họ phục tùng một
người trong đám; nhưng Ngài cũng muốn rằng điều đó là do lý trí và có mức độ,
chứ không phải một cách mù quáng và không hạn chế, để cho vật thụ tạo không
tiếm quyền của Đấng sáng tạo. Mọi sự phục tùng khác đều thực sự là tội sùng bái
ngẫu tượng!
Denis DIDEROT, Bách khoa, mục từ "Uy quyền chính trị", Q.I
1. Trái lại, nhiều dân tộc lại duy trì phụ quyền rất lâu sau thời điểm đó.
2. So sánh với Ronsseau_Xã ước, Q.I, ch 3.
3. Nhà nước hiến định (l’État constitué)
4. Thánh Phao lồ đã nói "Không có quyền lực nào mà không đến từ Thiên Chúa".
Ở đây lý lẽ này được nêu ra với dụng ý luận chiến.
Mục từ CÁI ĐẸP (Article BEAU)
Năm 1748, nhân nói về thị hiếu / khẩu vị thưởng ngoạn (le gỏt) Diderot viết: "Tri
giác về những tương quan là cơ sở duy nhất cho sự ngưỡng mộ và những lạc thú
của chúng ta." Mục từ Cái Đẹp đi từ một định nghĩa tâm lý về thị hiếu đến một