tự nhiên của tôi, bên cạnh bà, về phía các tình cảm trìu mến, đã khiến tôi trở nên
sùng đạo hầu như theo cách của Fénelon (2).
Jean Jacques ROUSSEAU, Những mơ mộng của người dạo chơi cô độc.
1. Bà De Warens (1700-1762) nữ bá tước, đã từng giúp đỡ Rousseau trong những
năm đầu tiên ông bỏ nhà ra đi.
2. Fénelon (1651-1715) triết gia, nhà văn Pháp nổi tiếng thế kỷ XVIII.
TIỂU LUẬN VỀ NGUỒN GỐC CÁC NGÔN NGỮ
(Essai sur l’Origine des langues) - Di tác, 1781.
Có lẽ được biên soạn cùng thời với Diễn từ về nguồn gốc sự bất bình đẳng, tiểu
luận này, được xuất bản sau khi ông mất, khảo sát ngôn ngữ và âm nhạc. Nó được
định vị trong khuôn khổ của cuộc tranh luận nổi tiếng về các diễn viên hài, ở thế
kỷ XVIII. Một đàng là những người bênh vực cho kịch nghệ Pháp, tiêu biểu bởi
Rameau; phe kia gồm những người ca tụng kịch nghệ Ý. Phe thân Pháp khẳng
định ưu thế của hoà âm(le primat de l’harmonie); phe thân Ý đề cao ưu thế của
giai điệu (le primat de la mélodie). Rousseau theo "đảng Ý" chống lại lập trường
duy trí (l’intellectualisme) của phái Rameau. Giai điệu và ca từ, theo ông, có một
nguồn gốc chung trong những thụ cảm (les passions).
Chính là các thụ cảm khiến con người lên tiếng nói (Ce sont les passions qui
firent parler les hommes)
Cũng giống như trong âm nhạc thì giai điệu có trước hoà âm, cũng vậy trong
ngôn ngữ, chính sự nhấn giọng (l’accentuation/ l’intonation), trong các ngôn ngữ
đầu tiên, mới là yếu tố cơ bản. Tầm quan trọng của những nhấn giọng làm cho
ngôn ngữ có nhạc tính và biểu cảm. Sự tiến hoá của các ngôn ngữ chứng kiến
hiện tượng sự nhấn giọng xoá mờ dần trước sự phát triển của phát âm
(l’articulation). Lúc đó các ngôn ngữ càng lúc càng ít nhạc tính và ít biểu cảm
hơn để dần dần càng trở nên thuần lý hơn. Bản văn sau đây nhằm chống lại
Condillac; ông này lập luận rằng ngôn ngữ phát sinh từ các nhu cầu của con
người. Vậy người ta phải tin rằng những nhu cầu xui khiến những cử chỉ đầu tiên