nhau đấy, nhưng trên nguyên tắc không phải là không thể, bởi vì chúng đều là
những hoạt động do giáo dục tập thành.
Nhưng người ta sẽ nói, sự thay đổi này sẽ trái với lợi ích chung, bởi vì nó làm cho
phụ nữ xa rời những "thiên chức" mà dường như thiên nhiên đã dành sẵn cho họ
(1).
Lời phản bác này tôi thấy hình như là thiếu cơ sở. Dầu người ta lập ra hiến pháp
nào đi nữa, vẫn chắc chắn rằng trong tình trạng hiện nay của văn minh châu Âu,
sẽ chỉ có một số rất ít những công dân có khả năng gánh vác việc công. Trong
những tầng lớp giàu có, chúng ta không thấy ở đâu phải chăm lo việc nhà liên tục
đến độ để phải sợ làm xao lãng họ chuyện đó, và một việc tề gia nghiêm túc ít
làm họ xao lãng việc công hơn là những thị hiếu phù phiếm mà tình trạng vô
công rỗi nghề và sự giáo dục tồi tệ đẩy họ vào.
Nguyên do chính của sự sợ hãi này là ý tưởng rằng mọi con người nào được chấp
nhận hưởng quyền công dân thì chỉ còn nghĩ tới việc cai trị; chuyện này có thể
đúng đến một mức độ nào đó trong thời điểm mà hiến pháp được thiết lập; nhưng
chuyển động này không thể kéo dài. Như thế không nên tin rằng bởi vì phụ nữ có
thể sẽ là thành viên của quốc hội mà họ sẽ lập tức bỏ bê con cái, công việc nội
trợ, cây kim sợi chỉ v.v… Như thế họ lại chỉ càng thích hợp hơn để nuôi dạy con
cái, để đào tạo con người (3). Đàn bà cho con bú, chăm sóc con khi còn thơ dại,
chuyện ấy là tự nhiên; vì những công việc này mà họ phải gắn bó với nhà cửa,
cho nên họ phải sống cuộc đời trong nhà nhiều hơn là ra ngoài xã hội, điều đó
cũng là tự nhiên thôi. Vậy là phụ nữ cũng trong cùng tầng lớp như những người
đàn ông bị bó buộc bởi công việc (4) trong những khoảng thời gian nào đó. Đó có
thể là lý do để không ưu ái họ trong các cuộc bầu cử, nhưng không thể là nền tảng
cho một sự loại trừ hợp pháp.
CONDORCET, Về việc chấp nhận quyền công dân cho phụ nữ.
1. Công việc làm mẹ và chăm sóc nhà cửa; so sánh với Rousseau (Émile, Q.V)
2. Để ý những lập luận thích nghi với những điều kiện xã hội khác nhau.
3. Trong gia đình hay ngoài xã hội, cũng là một hoạt động giáo dục.