Những nhà ý thức hệ
(les Idéologues)
Chính Bonaparte đã gọi, với hàm ý kỵ tị, những tay trí thức mà ông ta không chịu
nổi thái độ độc lập tinh thần, chủ nghĩa cộng hoà và sự đối kháng của bọn họ
chống lại chính sách tôn giáo và xã hội của ông, bằng cái từ "những nhà ý thức
hệ". Có thời họ từng coi ông là "người của phe ta", nhưng ông thì lại nhìn bọn họ
như là những địch thủ trí thức duy nhất mà trước họ ông phải tự biện minh. Ông
chưa từng ngược đãi bọn họ; và họ cũng không phải chịu số phận của một phu
nhân de Stašl. Nhưng họ cũng biết tự hạn chế trong sự phản đối câm nín và họ
cũng không chê-dầu không tỏ ra vồn vã cho lắm-những chức quyền, những phẩm
hàm, những huân, huy chương và mọi thứ các cái…
Ý thức hệ / hệ tư tưởng (l’idéologie) có lò nung là phòng khách của phu nhân
Helvétius, rồi phòng khách của phu nhân de Condorcet. Ở đó tụ tập - hơn là
những thành viên của một trường phái - những người bạn của cùng một gia đình
tinh thần: chủ yếu họ là những người cộng hoà từ thời chế độ cũ,những kẻ kế
thừa các nhà Khai sáng, những môn đồ của Locke, của Condillac, của Turgot, của
d’Alembert và của de Condorcet
Chán chường với siêu hình học, cổ điển cũng như hiện đại, hiềm ố đối với những
hệ thống và những tư biện trừu tượng (spéculations abstraites) theo kiểu Đức (họ
từ chối Kant), nghi ngại đối với những ý tưởng tổng quát (phần vì lập trường duy
nghiệm, phần vì họ nghĩ rằng chính những ý tưởng tổng quát đã tạo nên những
tàn phá khủng khiếp, với cuộc Đại cách mạng Pháp), những nhà ý thức hệ chủ
yếu tin rằng sự chắc chắn chỉ có được nếu người ta từ khước cái ước muốn thâm
nhập vào những huyền cơ của tạo vật, khám phá những nguyên nhân đầu tiên của
chúng, và rằng nếu người ta giới hạn khoa học vào việc liệt kê những sự kiện,
phân loại chúng và việc diễn dịch, từ chúng, những nguyên lý mà những nguyên
lí này phải luôn luôn sẵn sàng phục tùng những tu chính, những xét lại cần thiết.
Những nhà ý thức hệ từ chối mọi tư biện siêu hình mà đề cao phân tích (những ý
tưởng, những cảm giác, những dấu hiệu và những diễn từ) và những sự kiện mà
họ từ chối đề cập đến theo ánh sáng của lý thuyết.