thuyết, ngay cả đối với những kẻ đó và đôi khi của những người đã ứng dụng lệch
lạc các lý thuyết này. Chúng tôi sẽ chứng tỏ rằng không phải là từ chiều sâu của
các lý thuyết này, mà trái lại là từ sự bất toàn của chúng mà ta phải gán sự vô ích
hay những hiệu quả tai hại của bao ứng dụng lầm lạc (2).
Những quan sát trên sẽ dẫn đến chân lý tổng quát này, đó là trong mọi nghệ thuật,
những chân lý của lý thuyết tất yếu được biến đổi trong thực hành; có những cái
thiếu chính xác thực sự khó tránh khỏi mà ta phải tìm cách khiến cho hiệu quả trở
thành không đáng kể mà không hy vọng hão huyền có thể ngăn ngừa chúng (3),
rằng một số lớn những dữ kiện tương đối với nhu cầu, với phương tiện, với thời
gian, với sự chi tiêu, tất yếu bị bỏ lơ trong lý thuyết, nhưng phải đi vào trong thực
hành cụ thể, và cuối cùng khi đưa vào những dữ kiện này, với sự khéo léo vốn là
tinh hoa của thực hành, người ta có thể đồng thời vừa vượt qua những giới hạn
chật hẹp mà những thành kiến chống lại lý thuyết đe doạ kìm hãm các nghệ thuật,
vừa phòng ngừa những sai lầm trong đó sự sử dụng vụng về lý thuyết có thể kéo
theo.
CONDORCET,
Phác thảo bảng biểu lịch sử những tiến bộ của tinh thần nhân loại.
1. Cái gì hoạt hoá chúng từ bên trong.
2. Lưu ý tính mực thước và sức mạnh của sự xoay chuyển lời khiển trách này.
3. Điều quan trọng là sự điều chỉnh (la rectification).