° Về các trích văn: chúng tôi biên dịch tuyệt đại đa số những trích văn trong
nguyên tác, nhưng có điều chỉnh một số trường hợp, như về thời Trung cổ, có quá
nhiều bài bàn về sự tiền tri của Thiên chúa và tự do của con người, thì chúng tôi
chọn giữ lại những bài nào thật độc đáo và khác biệt, còn lược bớt những bài
trùng lặp mà không có điểm nào đặc sắc. Cũng như trong trường hợp về
Nietzsche thì trích ở rất nhiều tác phẩm của Nietzsche, nhưng tác phẩm danh
tiếng nhất của ông, Zarathustra đã nói như thế, thì sách nguyên tác lại không trích
bài nào. Bản thân chúng tôi thấy điều ấy có vẻ hơi vô lý và chắc là quý bạn đọc
cũng sẽ không hài lòng nếu đọc đến phần về Nietzsche mà lại chẳng thấy đả động
gì đến kiệt tác lừng danh này. Bởi thế trong bản dịch, phần về Nietzsche chúng tôi
lược bớt những bài trích này từ Phổ hệ đạo đức và Ecáce Homo, để đưa vào
những bài trích từ Zarathustra… Với một số tác giả khác, chúng tôi cũng mạn
phép linh hoạt điều chỉnh vì sự hứng thú và lợi ích của người đọc. Nhưng nói
chung là phần điều chỉnh này chỉ chiếm một lượng rất nhỏ và có cân nhắc kỹ.
Trong khi biên dịch, chúng tôi thường chua bên cạnh các thuật ngữ tiếng Pháp -
và tuỳ trường hợp, cả tiếng Latinh, Đức, Anh v.v… vì các lý do sau:
* Một là vì thuật ngữ triết học của ta chưa thống nhất nên chúng tôi chua tiếng
Pháp (hoặc tiếng Latinh, Đức, Anh…) bên cạnh để độc giả tiện tham khảo và đối
chiếu.
* Hai là, chúng tôi nghĩ rằng việc chua thêm các thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài
sẽ giúp các bạn đọc thâu nạp thêm một số thuật ngữ một cách nhẹ nhàng, không
phải mất nhiều công sức mà có lẽ cũng sẽ giúp ích cho các bạn sau này khi tham
khảo sách nước ngoài…
Trong quá trình biên dịch tác phẩm này, chúng tôi đã được sự trợ lực quí báu từ
những vị thầy cũ của chúng tôi, như các giáo sư Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm,
những bậc đàn anh và bạn đồng môn cũ như Nguyễn Hữu Hiệu, Trần Công Tiến,
Trần Xuân Kiêm, Bùi Văn Sơn Nam và một vài dịch giả khác, qua những bản
dịch của họ. Chúng tôi xin chân thành tri ân.
Hơn hai ngàn năm trăm năm lịch sử triết học Tây phương với bao nhiêu triết gia
cùng những tư tưởng uyên áo, cao viễn và nhiều khi cực kỳ bí hiểm, quả là cả