Hạnh phúc là tình trạng nơi trần gian của một hữu thể có lý trí mà trong suốt dòng
đời của mình, mọi chuyện đều xảy đến theo như ước muốn và ý chí của mình;
như vậy, hạnh phúc nằm trên sự hoà hợp giữa tự nhiên, với trọn vẹn mục đích mà
anh ta theo đuổi và cũng với nguyên lý cốt yếu về sự quy định của ý chí. Vậy mà,
quy luật đạo đức, cũng như một quy luật của tự do, ra lệnh bởi những nguyên lý
chỉ định chúng phải hoàn toàn độc lập với tự nhiên và với sự hoà hợp của tự
nhiên với khả năng ước muốn của chúng ta (như là động cơ). Nhưng hữu thể có
lý trí, hành động trong thế giới, tuy vậy, lại không phải đồng thời là nguyên nhân
của thế giới và của chính thiên nhiên. Vậy là, trong quy luật đạo đức, không có
nguyên lý nào cho một sự gắn kết tất yếu giữa tính đạo đức và hạnh phúc tương
xứng với nó, nơi một hữu thể thuộc về một phần của thế giới và do vậy lệ thuộc
vào nó, và chính vì điều đó, không thể, bằng ý chí của mình, là nguyên nhân của
thiên nhiên này, và không thể, đối với hạnh phúc của mình, đặt nó bởi chính
những sức lực của mình, hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc thực hành. Tuy
vậy, trong vấn đề thực hành của lý tính thuần tuý, nghĩa là trong sự theo đuổi tất
yếu điều Chí Thiện, người ta đề xuất một sự liên kết như thế như là tất yếu: chúng
ta phải tìm cách thực hiện điều Chí Thiện (vậy là nó phải khả hữu). Như thế,
người ta cũng đề xuất sự hiện hữu của một nguyên nhân của toàn thể thiên nhiên,
phân biệt với thiên nhiên và chứa đựng sự liên kết này, nghĩa là hoà điệu đúng
mức giữa hạnh phúc và tính đạo đức. Nhưng nguyên nhân tối thượng này phải
bao hàm nguyên lý về sự hoà hợp của thiên nhiên, không chỉ với quy luật của ý
chí của những hữu thể có lý trí, nhưng còn với biểu tượng về quy luật này với
tính cách là những hữu thể này lấy đó làm nguyên lý tối thượng cho sự quy định
của ý chí họ; khởi đi không chỉ với những tập tục theo mô thức, mà còn với tính
đạo đức của họ như là nguyên lý quyết định, nghĩa là với ý hướng đạo đức của
họ. Vậy là chí thiện chỉ khả hữu trong thế giới với tính cách người ta chấp nhận
một nguyên nhân tối cao của thiên nhiên, nó có một tính nhân quả phù hợp với ý
hướng đạo đức. Vậy mà một hữu thể có khả năng hành động theo biểu tượng
những quy luật là một trí thông minh (một hữu thể có lý trí) và tính nhân quả của
một hữu thể như thế, theo sau biểu tượng này của các quy luật là ý chí của hữu
thể đó. Vậy là nguyên nhân tối thượng của thiên nhiên, với tính cách nó phải
được giả thiết cho điều Chí Thiện, là một hữu thể mà, bằng trí tuệ và bằng ý chí,
là nguyên nhân khởi đi từ tác giả của thiên nhiên, nghĩa là Thượng đế. Do vậy,
định đề về khả tính của điều Chí Thiện phái sinh (của thế giới tốt đẹp nhất) cũng